Quan niệm của y học cổ truyền về bệnh lý tiêu hóa và thuốc trị


PGS. TS. Nguyễn Thị Bay

1. Đại cương
            Người ta cần phải ăn để sống, quá trình biến đổi thức ăn thành ra năng lượng giúp cho sự hoạt động sống của cơ thể khá phức tạp, thức ăn phải được biến đổi thành những dạng thích hợp để được hấp thu vào máu luân chuyển đi nuôi dưỡng cơ thể, sự biến đổi đó gọi là sự tiêu hóa. Quá trình tiêu hóa diễn ra trong ống tiêu hóa
            Hệ thông ống tiêu hóa của con người bao gồm: miệng - nước bọt → thực quản → dạ dày → dịch vị → ruột non → ruột già → hậu môn.
            Sự điều hòa quá trình tiêu hóa thay đổi theo từng đoạn ống tiêu hóa, đoạn miệng thực quản và phần trên dạ dày đượcđiều hòa bằng cơ chế thần kinh là chính, đoạn dưới dạ dày điều hòa chủ yếu bằng các nội tiết tố.Tại ruột non bản thân thức ăn và mạng lưới thần kinh tại chỗ điều hòa quá trình tiêu hóa, tại trực tràng và đường hậu môn cơ chế thần kinh lại trở nên quan trọng.
            Một số nguyên nhân tác động lên sự điều hòa này, hay tổn thương lên bản thân ống tiêu hóa sẽ gây nên bệnh lý tiêu hóa.
            Một số bệnh lý ống tiêu hóa như: viêm thực quản dồn ngược, hẹp tâm vị, viêm dạ dày, hẹp môn vị, loét dạ dày – tá tràng, rối loạn hấp thu, ung thư, hội chứng ruột già kích ứng gây táo bón và tiêu chảy là những biểu hiện thường gặp nhất của rối loạn của ruột già…
2. Bệnh lý tiêu hóa theo YHCT
            Các triệu chứng biểu hiện trên lâm sàng trong bệnh lý tiêu hóa, cũng được YHCT khái quát hóa trong các chứng trạng: phúc thống, vị quản thống, thiết tả, táo kết… các chứng trên thường xuất hiện khi có rối loạn công năng của các tạng: Can gây nên can khí uất kết, Can khí phạm vị; Tỳ gây nên Tỳ vị hư hàn, Can Tỳ bất hòa; Thận gây nên Tỳ Thận dương ư; rối loạn hoạt động của Khí gây nên Khí trệ - Khí uất; Huyết gây nên Huyết ứ - xuất huyết; Tân dịch đưa đến âm hư – dương hư…
            Trên lâm sàng thường phân thành các thể bệnh:
            2.1. Can Tỳ bất hòa: thường gặp trong các bệnh cảnh y học hiện đại (YHHĐ )như: rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy…
            2.2. Can khí uất kết: thường gặp trong bệnh cảnh YHHĐ: rối loạn tiêu hóa có gây đầy hơi chướng bụng, có nôn, nấc, hay trong bệnh cảnh hội chứng ruột già kích ứng…
            2.3. Tỳ vị hư: thường gặp trong bệnh cảnh loét dạ dày mạn, tiêu chảy mạn tính…
            2.4. Thực tích: thường gặp trong các trường hợp bội thực…
3. Thuốc YHCT dùng điều trị
            3.1. Thể bệnh Tỳ Vị hư:
            - Triệu chứng lâm sàng:
·        Đau vùng thượng vị và hạ vị liên miên không dứt.
·        Ợ hơi.
·        Chậm tiêu, đầy chướng bụng.
·        Ăn kém, miệng nhạt.
·        Tiêu chảy, hoặc tiêu phân sống.
·        Mệt mỏi, xanh xao.
            - Các vị thuốc thường dùng:
·        Đảng sâm, Bạch truật, Hoài sơn, Cam thảo, Can khương, Phụ tử chế, Gừng khô, Sa nhân, Ý dĩ…
            - Các bài thuốc điều trị:
·        Tứ quan tử thang
Đảng sâm
16g
Bạch truật
16g
Bạch linh
12g
Chích cam thảo
8g
·        Hoàng kỳ kiến trung thang:
Hoàng kỳ
8g
Sinh khương
5 lát
Hương phụ
12g
Quế chi
12g
Bạch thược
10g
Đại táo
 3 trái
Cao lương khương
8g


Cam thảo
8g


·        Bài thuốc nam bổ tỳ vị:
Bố chính sâm
16g
Ý dĩ sao vàng
16g
Sa nhân
12g
Gừng khô
6g
            3.2. Thể bệnh Can Tỳ bất hòa
            - Triệu chứng lâm sàng:
·        Đau vùng thượng vị từng cơn.
·        Ngực bụng đầy tức.
·        Ợ hơi, ợ chua.
·        Hay cáu gắt, dễ giận dữ.
·        Khi xúc động hay lo âu gây tiêu chảy hoặc bệnh tăng lên.
·        Đi cầu phân nát.
·        Mệt mỏi, ăn uống kém.
            - Các vị thuốc thường dùng:
·        Sài hồ, Hoàng cầm, Bạch thược, Hoài sơn, Thanh bì, Chỉ xác, Đảng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Bạch linh, Trần bì, Cam thảo dây…
            - Các bài thuốc điều trị:
            - Bài điều hòa Can Tỳ:
·   Sài hồ
12g
Nhân trần
12g
·   Chỉ xác
12g
Hương phụ
12g
·   Sa nhân
12g
Liên nhục
12g
·   Trần bì
8g
Hoài sơn
16g
·   Bán hạ
8g
Mộc hương
8g
            - Bài thông tả yếu phương:
·      Phòng phong
12g
Bạch truật
16g
·      Trần bì
8g
Bạch thược
12g
            - Bài tiêu dao tán hay Sài hồ sơ can gia giảm:
·     Sài hồ
12g
Bạch thược
12g
·     Đảng sâm
12g
Phục linh
12g
·     Bạch truật
12g
Trần bì
8g
·     Bán hạ chế
8g
Cam thảo
8g
            3.3. Thể bệnh Can khí uất kết:
            - Triệu chứng lâm sàng:
·        Đau vùng thượng vị, từng cơn, lan ra hai bên sườn, xuyên ra sau lưng.
·        Bụng đầy chướng, ấn thấy đau (cự án).
·        Hay thở dài, thở hắt ra.
·        Ợ hơi, chậm tiêu, hay nấc cục.
·        Ngực sườn đầy tức.
·        Lợm giọng, buồn nôn.
            - Các vị thuốc thường dùng
·        Sài hồ, Bạch thược, Thanh bì, Chỉ xác, Uất kim, Hương phụ, Mộc hương, Sa nhân
            - Các bài thuốc điều trị
            - Sài hồ sơ can thang
·     Sài hồ
12g
Chỉ xác
12g
·     Xuyên khung
8g
Hương phụ
12g
·     Bạch thược
12g
Thanh bì
8g
·     Cam thảo
6g


            - Bài thuốc nam kinh nghiệm:
·      Lá khôi
20g
Bồ công anh
20g
·      Khổ sâm
16g
Hương phụ chế
12g
·      Hậu phác
8g
Uất kim
8g
·      Cam thảo nam
6g


            3.4. Thể thực tích:
            - Triệu chứng lâm sàng:
·        Đau bụng dữ dội từng cơn.
·        Đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi được thì đỡ chướng – đau.
·        Tiêu phân lỏng hoặc tiêu chảy phân sống, thối
            - Các vị thuốc thường dùng:
·        Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc, Kê nội kim…
            - Các bài thuốc điều trị
            - Bảo hòa hoàn
·      Sơn tra
12g
Mạch nha
12g
·      Thần khúc
8g
La bạc tử
12g
·      Trần bì
8g
Liên kiều
12g
·      Phục linh
12g
Bán hạ chế
8g
            - Tiêu đạo hòa trung
·     Hoắc hương
12g
Củ sả
8g
·     Trần bì
8g
Mộc hương
12g
·     Gừng tươi
12g
La bạc tử
12g
·     Sa nhân
6g



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét