Đái tháo đường típ 2 Những kiến thức cập nhật


ThS BS Lại thị Phương Quỳnh
ĐHYD TPHCM
 
* Dịch tễ bệnh dái tháo đường
Bệnh đái tháo đường típ 2       gia tăng trên tòan thế giới, tăng nhiều ở các nước đang phát triển. Theo hiệp hội đái tháo đường thế giới (IDF) năm 2010 số người mắc bệnh đái tháo đường khỏang 285 triệu (chiếm 6,6% dân số thế giới) và dự báo sẽ vượt trên 400 triệu người vào năm 2030. Số người bị rối lọan dung nạp năm 2010  trên thế giới cũng trên 300 triệu người.
* Chẩn đóan bệnh dái tháo đường :
Theo WHO năm 1998, tiêu chuẩn chẩn đóan bệnh đái tháo đường dựa trên triệu chứng tăng đường huyết và đo lượng đường trong máu.
Năm 2008, hội nghị các chuyên gia đái tháo đường gồm các chuyên gia Mỹ Châu Âu, và thế giới đã đề nghị xem xét sử dụng HbA1c trong tiêu chuẩn chẩn đóan bệnh đái tháo đường , và ADA đã đề nghị áp dụng năm 2010.
 Khi HbA 1c >, = 6,5% bệnh nhân được chẩn đóan đái tháo đường .
n  Tuy nhiên HbA 1c chỉ thực hiện tại các phòng thí nghiệm đã chuẩn hóa theo tiêu chuẩn như trong nghiên cứu DCCT. Ngòai ra, các kết quả HbA 1c chưa đủ tiêu chuẩn không đủ giá trị trong chẩn đóan.
n  HbA 1c có giá trị hỗ trợ chẩn đóan với Đường huyết , không thể thay thế hòan tòan được ĐH đói và 2 giờ sau ăn.
n  Nếu chưa thực hiện được HbA 1c theo tiêu chuẩn: Nên dùng đường huyết đói và sau ăn để chẩn đóan
n  Khi dùng một XN nào chẩn đóan nên lập lại cùng XN đó, vì dễ biện luận sai nếu các XN có thể không tương đồng
n   Không cần lập lại XN khi có triệu chứng lâm sàng và ĐH > 200mg/dl
ƯU ĐIỂM của HbA 1c so với đường huyết:
n  XN đuợc chuẩn hóa và quy trình theo nghiên cứu DDCT và UKPDS, XN đường huyết ít chuẩn hóa hơn.
n  Chỉ điểm tốt cho tòan cảnh về đường huyêt trong một thời gian và nguy cơ biến chứng mạn. Đánh giá nguy cơ ĐTĐ tốt hơn.
n  Ít thay đổi sinh học.
n  Tương đối bền trong mẫu máu trước XN.
n  Không phụ thuộc thời điểm bữa ăn khi lấy máu
n  Tương đối không ảnh hưởng khi thay đổi mức ĐH cấp ( stress hay bệnh lý cấp..)
CHÚ Ý
n  HbA1c dùng chẩn đóan ở người không có thai
n  Một số Hb như : HbS, HbC, HbF, và  HbE, có thể ảnh hưởng phương pháp đo Hb.
n  Một số bệnh lý thay đổi đời sống hồng cầu như thiếu máu tán huyết, sốt rét, thiếu máu nặng hay truyền máu : có kết quả HbA1C sai.
n  Nồng độ HbA1C dường như tăng theo tuổi, và thay đổi theo dân tộc.
n  Một số trường hợp ĐTĐ típ 1, nồng độ HbA1c chưa kịp tăng khi có tăng đường huyết cấp tính, khi đó chẩn đóan bằng LS và đường huyết.
 
*Điều trị Đái tháo đường
         Kiểm sóat đường huyết trên bn đái tháo đường típ 2 tích cực có thể giảm
-         Biến chứng mạch máu nhỏ
-         Bệnh mạch vành và nhồi máu cơ tim
-         Kiểm soát đường huyết tích cực ngay khi bệnh nhân ĐTĐ mới chẩn đóan giảm biến chứng và biến cố tim mạch, đặc biệt nhóm điều trị Metformin. 
Mục tiêu điều trị đái tháo đường :
         Đa số hướng dẫn của các hiệp hội Đái tháo đường Thế giới và Châu Âu, Mỹ : Mục tiêu HbA 1c  6.5 - 7% vẫn phù hợp đa số bệnh nhân.
         Có thể đạt được mục tiêu kiểm sóat tốt đường huyết bằng phối hợp nhiều thuốc.
Các nghiên cứu lớn ( UKPDS, UKPDS  theo dõi 10 năm, nc ADVANCE, nc ACCORD, nc VADT ) cho thấy
·         việc giảm đường huyết tích cực - muộn không ngăn ngừa biến chứng tim mạch cũng như biến cố tử vong tim mạch.
         Nhóm bệnh nhân ĐTĐ lâu (8-10 năm), có nguy cơ cao tim mạch, bệnh nhân lớn tuổi (> 60 tuổi) : chọn mục tiêu HbA1c quá thấp ( 6% - 6.5% ) không có giảm nguy cơ biến chứng hay tử vong tim mạch. Mục tiêu HbA1c phù hợp cần đạt nên tùy theo đặc điểm và bệnh lý của từng bệnh nhân. Chú ý nguy cơ hạ đường huyết.
         Tốt nhất nên điều trị tích cực đa yếu tố nguy cơ tim mạch ngay từ đầu.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
1- IDF Diabetes Atlas 4th ed , International Diabetes Federation 2009.
2- International Expert Committee : International Expert Committee Report on the Role of the A1c Assay in the Diagnosis of Diabetes; Diabetes Care 08/19/2009.

3- UKPDS 16. Diabetes 1995; 44: 1249-58

4- Rury R. Holman et al. : 10-Year Follow-up of Intensive Glucose Control in Type 2 Diabetes . N Engl J Med 2008; 359:1577-89.
5- The Action to Control Cardiovascular Risk in Diabetes Study Group (ACCORD Study Group) Buse JB et al. Effects of Intensive Glucose Lowering in Type 2 Diabetes. N Engl J Med 2008; 358:2545-59.
6- ADVANCE Collaborative Group-  Intensive Blood Glucose Control and Vascular Outcomes in Patients with Type 2 Diabetes. N Engl J Med. 2008; 358:2560-2572.
7- Duckworth W.et al,  Glucose Control and Vascular Complications in Veterans with Type 2 Diabetes (VADT) : N Engl J Med 2009; 360:129-39.
8-  Ray et al: Effect of intensive control of glucose on cardiovascular outcomes and death in patients with diabetes mellitus : a meta- analysis of randomised controlled trials-  Lancet 2009; 373:1765-72
9- Kelly et al:  Systematic Review  : Glucose Control and Cardiovascular Disease in Type 2 Diabetes - Ann Intern Med 2009;151: 394-403
10 - Turnbull et al : Intensive Glucose Control and Macrovascular Outcome in Type 2 Diabetes-  Diabetologia 2009 ; 52 : 2288- 2298
11- Nathan DM et al. Diabetes Care 2009; 32:193-203

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét