Biểu diễn gây mê bằng ether ở các thế kỷ trước
1- Kiểm soát đường thở
Kiểm soát đường thở là then chốt trong gây mê hồi sức
Chết não khi bệnh nhân bị thiếu oxy sau 4-6 phút. Lâu hơn nữa sẽ dẫn đến ngưng tim.
Khi gây mê toàn thân, đường thở được bảo vệ và đảm bảo bằng ống nội khí quản.
Ngay sau lỗ khí quản là thực quản. Nếu ống nội khí quản đặt sai vào thực quản, oxygen sẽ không vào được phổi, Sau một thời gian ngắn, bệnh nhân sẽ tím tái và ngưng tim.
Các dụng cụ mới đã giảm rất nhiều nguy cơ đặt sai ống nội khí quản.
Một vấn đề khác về đường thở có thể dẫn đến thiếu oxy là không đánh giá được những cấu trúc giải phẫu bất thường của bệnh nhân khiến việc đặt nội khí quản khó khăn hoặc không thể thực hiện được.
Cố gắng đặt nội khí quản nhiều lần sẽ dẫn đến chấn thương đường thở, và nếu không mở khí quản cấp cứu, bệnh nhân sẽ tử vong vì thiếu oxy.
Sensor để kiểm tra SpO2 trong khi gây mê
Có nhiều dụng cụ mới được phát minh để hỗ trợ trong những tình huống khẩn cấp này bao gồm ống nội soi phế quản bằng sợi quang học và mặt nạ đường thở thanh quản (laryngeal mask airway=LMA). LMA là một dụng cụ mới giúp mở đường hô hấp trên (phía trên khí quản) và giúp thông khí tạm thời trong những tình huống khẩn cấp.
Ống, mặt nạ, bóng dùng cung cấp oxy, thuốc gây mê thể khí, và hoán chuyển khí CO2 trong khi gây mê
Sặc hít thức ăn từ dạ dày là một nguyên nhân gây tử vong. Tất cả các bệnh nhân có thai, béo phì nặng, nạn nhân chấn thương và bệnh nhân tắc ruột đều có dạ dày đầy thức ăn. Sử dụng các thuốc khởi mê và gây liệt nhanh cùng với động tác đè nhẹ lên cổ sẽ giúp đề phòng thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản và giảm sự sặc hít xuống đến mức tối thiểu.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 640x480. |
Các loại mask dùng trong gây mê
2- Máy giúp thở
Click this bar to view the full image. |
Xe chuyên dùng trong gây mê
Ngoài việc bảo đảm đường thở cho oxy và các khí khác lưu thông, cần hoán chuyển khí để có thể cung cấp oxy và giúp loại trừ dioxide carbon khỏi cơ thể: Máy giúp thở, một dụng cụ cơ học sẽ giúp giải quyết vấn đề này.
3- Đảo Nghịch các thuốc gây liệt cơ
Bệnh nhân sẽ không gặp trở ngại gì trong lúc gây mê nhưng sau đó một thời gian ngắn nếu các thuốc gây liệt sử dụng không được “đảo nghịch"—nghĩa là khử tác dụng của chúng bằng các chất đối kháng, bệnh nhân đang mê sâu hoặc liệt sẽ không tự thở được và bị thiếu oxy.
4- Dùng các thuốc an thần mạnh
Một nguyên nhân nữa gây tử vong thường gặp là việc dùng các thuốc an thần mạnh để bệnh nhân dễ chịu hơn khi thực hiện các thủ thuật “nhỏ”. Đôi khi những thuốc mạnh này lại được sử dụng bởi các nhân viên chưa được đào tạo đến nơi đến chốn và thiếu sự giám sát của bác sĩ chuyên khoa gây mê. Ngoài tác dụng an thần, các thuốc này còn gấy ức chế hô hấp (bệnh nhân ngưng thở) dẫn đến thiếu oxy.
5- Phương Pháp “Giảm đau thức tỉnh”
Một trong những mục tiêu của chương trình giáo dục là các phương pháp “giảm đau thức tỉnh" (concious anesthesia). Nghĩa là giảm đau nhưng chỉ gây thư giãn tâm thần mà không làm mất ý thức. Tuy nhiên, ranh giới giữa 2 tình trạng này rất mơ hồ và liều lượng thuốc sử dụng an toàn cho một bệnh nhân này có thể gây mất ý thức ở một bệnh nhân khác.
Kiểm tra sát các thông số trong thời gian gây mê
6- Tràn Khí Màng Phổi
Trong một số trường hợp, máy thở có thể hoạt động sai lệch và không cung cấp các khí thở một cách thích hợp.
Tăng áp lực trong 2 phổi sẽ làm rách phổi (tràn khí màng phổi). Áp suất này có thể tiếp tục gia tăng ngoài phổi đè ép lên các mạch máu có chức năng đưa máu trở về tim, do đó làm giảm cung lượng tim (tràn khí màng phổi áp lực dương). Bệnh nhân có thể diễn tiến đến tử vong trừ phi phát hiện được tràn khí màng phổi và đặt ống dẫn lưu giảm áp qua thành ngực.
Tràn khí màng phổi không phải lúc nào cũng được chẩn đoán dễ dàng . Bệnh nhân bị chấn thương là những người có nguy cơ tràn khí màng phổi cao nhất. Các nguyên nhân khác có thể là do chọc thủng màng phổi khi đâm kim vào các mạch máu lớn để tạo đường truyền tĩnh mạch- thường là tĩnh mạch dưới đòn hoặc tĩnh mạch cảnh trong.
Chuyên gia gây mê phải luôn thận trọng và cảnh giác cao độ khi làm việc vì các sự cố diễn ra rất nhanh.
7- Hệ Tuần Hoàn:
Tim bơm máu đi khắp cơ thể. Khi tim ngừng đập, các cơ quan trong cơ thể không nhận được máu và oxygen.
Bệnh nhân thường xuất huyết trong khi phẫu thuật và bác sĩ gây mê cần phải bù đầy đủ máu và dịch bị mất. Bác sĩ gây mê cần phải tiên lượng được phẫu thuật nào có thể gây mất máu và dịch nhiều để dự trù máu và đặt trước đường truyền tĩnh mạch .
Hệ tuần hoàn có thể ngừng hoạt động dưới tác dụng của nhiều loại thuốc gây mê. Các chất này đều gây độc ở những nồng độ hơi cao hơn chút ít so với nồng độ gây mê.
Dùng quá liều thuốc gây mê thể khí và thuốc gây mê tĩnh mạch sẽ làm tim ngừng đập. Mỗi bệnh nhân đều có những đáp ứng hơi khác nhau đối với thuốc gây mê
Một liều “trung bình” thuốc gây mê có thể gây ra sự cố ở những tình huống đặc biệt, như trong những trường hợp bệnh nhân bệnh nặng hoặc giảm thể tích máu. Bác sĩ gây mê cần nắm vững và nhận diện được những vấn đề này khi chúng xảy ra.
8- Phản Ứng Dị Ứng
Phản ứng dị ứng thuốc thường đe doạ tính mạng. May thay, các thuốc gây mê thể khí không gây phản ứng dị ứng. Các thuốc gây dị ứng làm tụt huyết áp đáng kể, thở khò khè dẫn đến mất khả năng tự thở và thường là các thuốc dùng phối hợp với thuốc mê, như các thuốc dãn cơ (tác nhân gây liệt), các thuốc gây mê tĩnh mạch, và các kháng sinh
Latex cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng đe doạ đến tính mạng. Găng tay Latex có thể dẫn đến phản ứng dị ứng khi phẫu thuật viên đưa tay vào cơ thể người bệnh.
Các bước điều trị sốc phản vệ đã được biết rõ, nhưng vấn đề là phải điều trị nhanh chóng với liều lượng đầy đủ
Monitor theo dõi nhịp tim, huyết áp, nhịp thở trong khi gây mê
9- Tăng Thân Nhiệt Ác Tính (Malignant Hyperthermia=MH)
Thỉnh thoảng xuất hiện một bệnh nhân sốt cao, nhịp tim tăng, cứng cơ và tử vong trong khi gây mê. Khi điều tra, nhận thấy vấn đề này thuộc về di truyền theo kiểu cách có thể dự báo trước được và là hậu quả của một khiếm khuyết trong chuyển hoá của cơ vân khi tiếp xúc với một số thuốc gây mê toàn thân và một thuốc gây liệt
Rối loạn này được gọi là Tăng thân nhiệt ác tính do tỉ lệ tử vong là 80% ở bệnh nhân bị bệnh. Tăng thân nhiệt ác tính (MH) xảy ra ở khoảng 1/10.000 đến 1/50.000 các trường hợp dùng thuốc gây mê. Các nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân thường không có dấu hiệu bên ngoài bất thường nào ở các cơ và các cơ quan khác cả.
Những năm cuối thập niên 1970, phát hiện một thuốc kháng độc là dantrolene sodium
Hiện nay tử vong và tàn phế ít khi xảy ra do tăng thân nhiệt ác tính, có thể chỉ ở 5% các trường hợp. Ngoài ra, nếu cơ sở y tế dự trữ dantrolene và bác sĩ gây mê nắm vững các triệu chứng, tỉ lệ tử vong có thể xuống đến 0%
Khi chú trọng đến việc giảm chi phí điều trị, nhiều phẫu thuật sẽ được thực hiện ở các phòng khám và trung tâm điều trị ngoại trú. Nhiều cơ sở trong số này chưa được chuẩn bị để đối phó với tăng thân nhiệt ác tính (MH) do dantrolene được đánh giá là quá đắt!
Có ít nhất 400 trường hợp (MH) xảy ra mỗi năm ở Mỹ, gây tử vong cho ít nhất 2-3 bệnh nhân trẻ và khoẻ mạnh.
Xét nghiệm để phát hiện tăng thân nhiệt ác tính (MH) được thực hiện bằng cách sinh thiết cơ. Xét nghiệm này được làm tại 9 trung tâm ở Mỹ, bao gồm Đại Học Thomas Jefferson University.
10- Các bệnh lý về cơ khác
Trong những năm đầu thập niên 1990, MHAUS nhận thấy có những báo cáo về tử vong khi thực hiện các phẫu thuật nhỏ ở những bệnh nhi trẻ, bề ngoài khoẻ mạnh. Các điều tra về sau này cho thấy các trẻ này đều bị loạn dưỡng cơ (muscular dystrophy), nhưng chưa xuất hiện triệu chứng. Trong trường hợp này, tử vong xảy ra do tăng potassium khi sử dụng thuốc gây liệt cơ succinylcholine. Potassium tăng cao sẽ làm tim ngừng đập. Điều này dẫn đến sửa đổi trong hướng dẫn sử dụng của thuốc: tránh việc dùng thường quy succinylcholine ở trẻ em.
11- Tăng Potassium sau khi sử dụng Succinylcholine
Ngoài những bệnh nhân bị bệnh lý về cơ, có thể có tăng potassium khả năng dẫn đến tử vong sau khi dùng succinylcholine ở các nạn nhân bị phỏng, bị chấn thương, bị tổn thương tuỷ sống . Điều ít được nhận biết là hiện tượng này có thể xảy ra nhiều tuần sau chấn thương ở những bệnh nhân nằm bất động.
12- Thuốc Gây Tê Tại Chỗ
Các thuốc gây tê tại chỗ được phát hiện cách đây 100 năm. Đó là các thuốc có gốc "caine", novocaine, bupivicaine, v.v. Các thuốc này dùng tiêm chích hoặc thoa ngoài (ví dụ, kem bôi trĩ) để gây tê. Các thuốc gây tê tại chỗ thường xuyên được dùng bởi các bác sĩ chuyên khoa gây mê hoặc bác sĩ không chuyên khoa.
Nếu thuốc gây tê tại chỗ được tiêm vào mạch máu với lượng nhiều, bệnh nhân có thể bị co giật và ngừng tim. Các chuyên gia gây mê hiểu rất rõ về vấn đề này vì họ thường dùng các thuốc này để gây tê tuỷ sống, gây tê ngoài màng cứng và một số thủ thuật phong bế thần kinh. Chẩn đoán và cấp cứu nhanh chóng sẽ tránh được tử vong.
Gây mê toàn thân, gây mê từng vùng và phong bế thần kinh ngoại biên
Phương pháp gây tê tuỷ sống
Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá, hoặc chuyên khoa da liễu có để đánh giá không đầy đủ về độc tính của các thuốc này và không được chuẩn bị để đối phó với các biến chứng. Ví dụ, một kỹ thuật hút mỡ đã sử dụng một lượng lớn chất gây tê tại chỗ pha loãng tiêm dưới da. Nếu thuốc được hấp thu quá nhanh hoặc dùng nồng độ thuốc quá cao, ngộ độc sẽ có thể xảy ra. Nhiều trường hợp tử vong đã được báo cáo gần đây về vấn đề này.
Bộ dụng cụ dùng để gây tê tuỷ sống
13- Những vấn đề về máy móc
Trong 75 năm qua, các máy gây mê đã được cải tiến rất nhiều nên các trục trặc về máy móc gây tử vong trong gây mê là nguyên nhân rất hiếm gặp. Một danh sách kiểm tra cần phải được người sử dụng tuân thủ thực hiện trước khi vận hành máy móc. Việc kiểm tra này sẽ giúp phát hiện hầu hết tất cả các vấn đề về máy móc.
14- Yếu Tố Con Người
Gây mê hiện đại bao gồm nhiều vấn đề hơn là việc đơn thuần dùng thuốc . Chuyên gia gây mê cần phải tiên lượng và phản ứng nhạy bén với những thay đổi do tình trạng phẫu thuật và những diễn biến xảy ra do đáp ứng thuốc men ở từng người bệnh. Bác sĩ chuyên khoa gây mê và các chuyên viên gây mê cần được huấn luyện thật tốt.
Sự chú ý và thận trọng luôn là cần thiết ngay cả trong những trường hợp tưởng chừng như đơn giản nhất, bởi vì có thể có những vấn đề không lường trước được xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào. Mệt mỏi, stress, thiếu ngủ sẽ khiến phản ứng trở nên chậm chạp đối với các tình huống khẩn cấp. Vai trò của những yếu tố con người trong rủi ro do gây mê còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
Albatros
Tham Khảo:
Mortality Associated with Anesthesia
By Henry Rosenberg, M.D., Professor of Anesthesiology, Thomas Jefferson University
NGUỒN : DIENDANYKHOA.COM
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét