Sai Sót Trong Phẫu Thuật ở Mỹ mỗi năm gây tốn kém khoảng 1,5 tỉ USD
Một phân tích của cơ quan Nghiên Cứu Chăm Sóc Y Tế và Chất Lượng Mỹ (US Agency for Healthcare Research and Quality=AHRQ) cho thấy giới chủ các cơ sở y tế đã phải chi trả 1,47 tỉ USD mỗi năm để bù đắp cho những phí tổn phát sinh do những tai biến y khoa có thể phòng ngừa được trên bệnh nhân phẫu thuật.
Theo báo cáo đang tải trên tạp chí Nghiên Cứu về Dịch Vụ Y Tế (Health Services Research) số 28 Tháng 7-2008, Tiến sĩ William E. Encinosa và Tiến sĩ Fred J. Hellinger của AHRQ ước lượng các chi phí do sai sót phẫu thuật bằng cách phân tích dữ liệu trên một mẫu toàn quốc gồm 161.000 người lớn được phẫu thuật trong 2 năm 2001 và 2002.
Các nhà nghiên cứu đã xem xét 14 sai sót có thể phòng tránh được, chia làm 7 nhóm, bao gồm các vấn đề về kỹ thuật, nhiễm trùng, phổi và mạch máu, suy hô hấp cấp, các vấn đề về chuyển hoá, vết thương, và các biến cố nhạy cảm trong khâu điều dưỡng.
Các kết quả cho thấy suy hô hấp và nhiễm trùng là 2 tai biến đặc biệt tốn kém nhất. Các công ty bảo hiểm đã phải chi trả thêm lần lượt là 28.218 USD và 19.480 cho mỗi bệnh nhân phẫu thuật bị biến chứng suy hô hấp hoặc nhiễm trùng, so với bệnh nhân phẫu thuật không tai biến. Các chi phí vượt trội thêm khác cho mỗi bệnh nhân phẫu thuật bao gồm: 12.196 cho các biến cố về điều dưỡng, 11.797 cho các vấn đề về chuyển hoá, 7838 USD cho các vấn đề về phổi và mạch máu, và 1426 USD cho các vấn đề về vết thương.
Các kết quả còn cho thấy khoảng 1 trong 10 trường hợp tử vong xảy ra trong vòng 90 ngày sau phẫu thuật có nguồn gốc từ một sai sót có thể phòng ngừa được, và khoảng 1 trong 3 trường hợp tử vong xảy ra sau lần xuất viện đầu tiên.
"Tương tự những thiệt hại về thể chất và tinh thần mà các sai sót y khoa đem lại, những hậu quả về tài chánh cũng chưa hẳn đã chấm dứt tại cổng bệnh viện," Giám đốc AHRQ Tiến sĩ Carolyn M. Clancy cho biết. "Loại bỏ các sai sót y khoa và các hậu quả lâu dài của nó phải là ưu tiên hàng đầu trong hệ thống chăm sóc y tế của chúng ta."
Một số hình ảnh minh hoạ về sai sót y khoa:
Các dạng sai sót gây chết người: Sai sót trong chẩn đoán, trong đề phòng tổn thương, thuốc men, sai sót trong kỹ thuật và do những nguyên nhân khác
Sai sót y khoa gây 1 triệu cas tổn thương và 100.000 cas tử vong mỗi năm ở Mỹ. Tỉ lệ sai sót có thể phòng ngừa được ở các phòng cấp cứu là cao nhất (70%-82%)
Kết cuộc của các sai sót y khoa: Tử vong (11%), tăng thời gian nằm viện (2%), điều trị và theo dõi (62%), không gây tổn thương (17%), di chứng nặng nề (8%).
Người điều dưỡng phải rất thận trọng trong khâu phân phối thuốc (3 Kiểm Tra- 5 Đối chiếu)
Luôn thận trọng trong khâu nhận diện bệnh nhân (patient identification)
Thuốc men là con dao 2 lưỡi: Thuốc cứu người nhưng cũng có thể giết người nếu không được sử dụng đúng liều lượng và chỉ định
Mối liên quan giữa các sai sót trong y khoa và các biến chứng (có thể và không thể phòng tránh)
ADE (Adverse Drug Events): Phản ứng có hại của thuốc-Tần suất xảy ra mỗi tuần và mỗi tháng
Chi phí hàng năm để giải quyết khiếu kiện, thời gian trung bình giải quyết xong khiếu kiện, số cas khiếu kiện ở Hệ Thống Y Tế Đại Học Michigan (so sánh số liệu của 2 năm 2001 và 2005)
Sai sót trong truyền máu, một trong những nguyên nhân thường dẫn đến tai biến rất nặng và tử vong
Cung cấp sai loại thuốc cho bệnh nhân
Toa thuốc viết không rõ ràng là một trong những nguyên nhân gây tai biến và tử vong
Bàn tay thầy thuốc không được sát trùng kỹ là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng bệnh viện
Tỉ lệ nhân viên trong bệnh viện được “can ngăn” hoặc “không khuyến khích” tiết lộ thông tin về sai sót y khoa ở các nước Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ
Ém nhẹm thông tin về sai sót y khoa sẽ gây trở ngại trong việc ngăn ngừa chúng tái diễn
Số trường hợp tử vong do sai sót y khoa trong các bệnh viện so với tai nạn giao thông và ung thư vú (số liệu năm 1997 ở Mỹ
Số trường hợp tử vong do sai sót y khoa trong các bệnh viện ở Mỹ luôn cao hơn so với tai nạn giao thông, ung thư vú và AIDS (Số liệu năm 2000)
Sai sót y khoa là nguyên nhân đứng hàng thứ 4 gây tử vong ở Mỹ,
chỉ sau bệnh tim, ung thư và đột quỵ
Một trường hợp điển hình về sai sót y khoa: Lạch nhỏ (xếp nhầm hồ sơ)-> Suối (kê toa thuốc chống chỉ định)-> Sông (bỏ sót gãy xương)-> Thác lũ (cắt nhầm chân lành)
Người thầy thuốc phải luôn tuân thủ các quy định, thận trọng và tập trung trong lúc làm việc
Khám bệnh nhanh như thế này thì làm sao tránh được sai sót?
Thầy thuốc phải luôn khiêm tốn học hỏi, thận trọng và kỹ lưỡng trong lúc làm việc
Việc thường xuyên hội chẩn sẽ giúp tránh được nhiều sai sót trong thực hành y khoa.
SAFE is always better than SORRY! An toàn cho bệnh nhân luôn tốt hơn là ngàn lần xin lỗi!
First of all: DO NO HARM!
Tâm niệm đầu tiên của người thầy thuốc là: Không gây thiệt hại cho người bệnh
Albatros
Tài Liệu Tham Khảo:Health Serv Res Aug 12, 2008
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét