STRESS TRONG Y KHOA

Trích:
Trước hết hãy xem một số bản tin:
1. Một bác sĩ nhảy lầu tự tử
TT (Kiên Giang) - Tối 8-5, bác sĩ Võ Minh Điền - 28 tuổi, công tác tại khoa ngoại chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang - đã chết sau khi nhảy lầu sáng cùng ngày.
Bác sĩ tự sát sau khi chém nhiều đồng nghiệp
Thứ sáu, 09 Tháng 7 2010 11:03
- Sau khi chém hai đồng nghiệp bị thương nặng, một bác sĩ ở Bệnh viện Tân Kỳ (Nghệ An) đã dùng chính con dao gây án để tự sát. Vào giờ nói trên, trong lúc cả bệnh viện đang tiến hành họp giao ban, không hiểu vì lý do gì, bác sĩ Trần Duy Thanh (SN 1974) nảy sinh mâu thuẫn với nữ hộ sinh Nguyễn Thị Hồng Hạnh (SN 1976). Một lúc sau, Thanh lấy dao chém chị Hạnh gục tại chỗ.
Chưa dừng lại ở đó, Thanh tiếp tục dùng con dao này chém bác sĩ Sửu - Phó khoa ngoại - bị thương ở tay trái và một số vết thương trên người. Như “con thú say mồi”, Thanh tấn công luôn bác sĩ Lô Văn Cung (SN 1964), bác sĩ Cung bị chém một nhát từ cằm xuống cổ.



Tỏ tình bất thành, bác sĩ sát hại y tá rồi tự tử
(Dân trí) - Trong quá trình làm việc, bác sĩ Cao nảy sinh tình cảm với cô y tá phụ trách chung khoa với mình. Khi thổ lộ tình cảm, bị cô y tá trẻ từ chối, Cao đã dùng dao đâm người mình yêu rồi tự sát nhưng bất thành


Nữ bác sĩ đồng tính tự tử vì thất tình
Ngày 02/10/09
Theo cuộc điều tra chính thức cho biết, một bác sĩ chuyên ngành chụp quang tuyến nhiều kinh nghiệm đã tự tử sau khi thất tình vì chia tay với phối ngẫu dân sự của bà.


Tỷ lệ tự sát trong nữ bác sĩ rất cao
Làm nghề cứu người nhưng các bác sĩ, đặc biệt là nữ, lại có xu hướng tự hủy hoại cuộc đời cao hơn mức bình quân trong xã hội. Đây là phát hiện của các nhà khoa học Mỹ.
Cuộc điều tra này được tiến hành khi các nhà khoa học tại Đại học Harvard nhận thấy, số vụ tự sát của nhân viên y tế tăng nhanh trong những năm gần đây, đặc biệt là ở những nước phát triển.
Tiến sĩ Eva S. Schernhamme và tiến sĩ Graham A. Colditz cùng cộng sự tại Đại học Harvard đã phân tích kết quả của 25 công trình nghiên cứu về tình trạng tự sát của đội ngũ thầy thuốc.
Nhóm chuyên gia nhận thấy tỷ lệ tự tử của nam bác sĩ cao hơn mức trung bình trong dân số là 41%. Trong khi đó, tỷ lệ tự sát trong nữ bác sĩ cao hơn gần 2 lần con số đó.
Tình trạng số lượng các bác sĩ tự kết liễu cuộc đời đang tăng lên, tuy có vẻ bất thường, song lại là một thực tế. Và kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ tự sát ở đối tượng nữ bác sĩ cao hơn quá nhiều so với nam bác sĩ và mức trung bình của xã hội.
"Ngay cả khi tỷ lệ tự tìm đến cái chết của giới bác sĩ là không đáng kể, nó vẫn làm chúng ta nhận thức được rằng nghề cứu người hoá ra lại gây rất nhiều áp lực tinh thần cho họ. Tỷ lệ tự tử của bác sĩ tăng lên cho thấy tình trạng căng thẳng trong đội ngũ thày thuốc đã đến mức nghiêm trọng. Chính quyền cần xem xét nghiêm túc vấn đề này", Schernhamme nhận định.
Việt Linh (theo Reuters)




Bác sĩ luôn luôn bị stress. Nguồn stress có rất nhiều. có thể kể:
1. Do bản chất nghề nghiệp: nghề Y là một nghề nguy hiểm,Những tai biến trong và sau khi điều trị có thể đưa đến hậu quả cho thầy thuốc như:
–Trực tiếp: Bị phơi nhiễm do kim đâm ,đứt tay, bị cháy nổ, bị bệnh nhân hoặc người nhà tấn công…
-Gián tiếp : BN bị sốc thuốc,bệnh nặng hơn, bị biến chứng,tàn phế , hoặc chết, đưa đến thưa kiện với pháp luật.
2. Do bản chất là một công chức: ngành y cũng là một cơ quan nhà nước nên cũng có những tính chất giống các cơ quan khác:
1. Bị trù dập bởi cấp trên (vì tài ba hay cá tính)
2. Bị ganh ghét đố kỵ của đồng nghiệp.( cạnh tranh nghề nghiệp).Trước đây đã có trường hợp một giảng viên khoa mắt trường đại học Y Hà nội bị tai nạn trong nghề nghiệp , sau đó bị xúi giục thưa kiện nên tự tử .
3. Bị cấp dưới cô lập , chống đối, chơi xấu, ám hại (thí dụ nhân viên dưới quyền cố ý bỏ quên gạc, y cụ vào bụng bn, tráo thuốc, đánh lừa triệu chứng khi ghi bệnh án….)
3.Do xã hội: Thày thuốc xưa kia có một chỗ đứng khá cao trong vị trí xã hội nên cái nhìn của xã hội khá nghiêm khắc .Thí dụ nói đến bác sĩ là người ta nghĩ đến giàu có, sang trọng,học thức… trong khi thu nhập thực tế đối với đa số thày thuốc rất thua kém các ngành nghề khác. Do đó dù nghèo nhưng bác sĩ ít dám làm thêm những công việc nào có thể làm tổn hại đến cái nhìn đó, vì thế kinh tế càng yếu kém nên càng bị áp lực của gia đình và xã hội vô cùng nặng nề.
Gần đây những việc tiêu cực trong ngành y như hối lộ, vô trách nhiệm,vô cảm…bị báo chí phanh phui lại càng làm dấy lên làn sóng áp lực cho nghề thày thuốc vốn dĩ đã chịu nhiều áp lực trước đây rồi.Xã hội lại có thái độ quơ đủa cả nắm nên có ác cảm với những thất bại trong điều trị, xem như do người thày thuốc cố tình gây ra để vòi tiền.
Hậu quả của những tress đó đưa đến thái độ của bác sĩ là:
1. Sợ trách nhiệm: đùn đẩy trách nhiệm cho người khác: không dám trị những bệnh nặng hoặc bệnh nhân có vai vế.Bệnh nặng trong ca trực thì không dám mổ , cố tình kéo dài để đùn đẩy sang ca trực sau lãnh, do đó làm chậm mất thì giờ vàng để cứu bệnh nhân.
2. Đút lót luồn cúi để kiếm một vị trí quan trọng trong cơ quan thay vì tiến thân bằng thực tài. Rồi khi có địa vị cao lại trù dập , ém tài đồng nghiệp
3. Tham nhũng để có tiền chạy chọt đút lót.Hậu quả là bỏ rơi bệnh nhân nghèo, bợ đở bn giàu có , quan chức.
4. Bỏ việc, bỏ cơ quan,bỏ ngành sang làm nghề khác…. đối với những người có tự ái cao.
5. Chịu đựng những căng thẳng đó nên lâu dần trở thành những bác sĩ bù nhìn, bác sĩ gật (ai nói gì cũng gật !), mất hết hứng thú nghề nghiệp, chậm chạp, không tư duy sáng tạo, không học hỏi thăng tiến tay nghề…
6. Tự sát giống như các bản tin trên.
Muốn khỏi rớt vào trong quỹ đạo của những hậu quả khôn lường đó người thày thuốc phải có bản lỉnh rất cao , phải rèn luyện mình sao cho không bị biến chất với thời gian và phải chấp nhận một số thua thiệt trong cuộc sống. Thỏa hiệp với cái xấu chỉ là phương án tạm thời nhưng tàng ẩn nhiều nguy cơ: bị đồng hóa với cái xấu- mình không còn là mình nữa! Có lẽ những thày thuốc chân chính phải kết hợp với nhau,hổ trợ nhau, làm chỗ dựa cho nhau trên cùng một mặt trận : chống lại cái xấu.Và xã hội nên có cái nhìn đúng đắn hơn với những thày thuốc: họ cũng là con người, nên có khuyết điểm giống như bất cứ một ai, nhưng không phải kẻ nào cũng là thày thuốc xấu.
Lê Ngọc Dũng
NGUỒN DIENDANYKHOA.COM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét