Thank phuong phuong for your precious advice . I will remember that . In life , anyone has  some trouble . Of course , they must rise after falling because "  your life wasn't belonged to you as soon as you was born , it is belonged to your family , your nation and your world "      I also have some advice for you :
  1. You can fail in this war , and next one... and also next one . BUT you must succeed in the last one
  2. Be patient and you will succeed!

GỬI TỚI NỬA KIA THẾ GIỚI

Một mùa đông lạnh lẽo đang bao trùm từng căn nhà góc phố .Ở nơi kia có một chàng trai đang nỗ lực tỉnh dậy để tiếp tục bước đi trên con đường của mình .Trước khi đi , chàng trai muốn bày tỏ niềm tiếc nuối cho mối tình còn dang dở và lời nhắn nhủ tới nửa kia của mình :
             HÃY ĐƯA TÔI ĐẾN VỚI TRÁI TIM EM                       
       
       Tôi trốn chạy trong mưa tuôn và tuyết lạnh
       Cố gắng để quên nhưng nỗ lực tan tành
       Nhìn con phố đông tấp nập và lắng nghe nhịp đập trái tim 
       Có bao người trên khắp hành tinh , biết tìm đâu một người như em được?
       Hãy đưa tôi đến với trái tim em , hãy đưa tôi hòa nhập với linh hồn em
       Hãy cho tôi được nắm bàn tay em trước khi con người trong tôi quá già cỗi
       Hãy cho tôi biết tình yêu là gì?
       Điều kì diệu cũng có thể xảy ra
       Chẳng có gì là vĩnh hằng đâu em ạ
       Chúng ta chỉ hiện hữu nhất thời
       Tình yêu là bây giờ hoặc không bao giờ hết
       Hãy mang tôi đi thật xa thật xa...

       Hãy đưa tôi đến với trái tim em , hãy đưa tôi hòa nhập với linh hồn em
       Hãy cho tôi được nắm bàn tay em và hãy nắm lấy tôi
       Hãy là ngôi sao chỉ lối cho tôi
       Thật dễ dàng hãy đưa tôi đến với trái tim em

      Tôi đứng trên ngọn núi cao ngắm nhìn vầng trăng qua bầu trời đêm trong sáng
      Tôi nên đi gặp một vài người bạn nhưng họ không hiểu
      Chẳng cần phải nói nhiều nếu không có gì để nói
      Tất cả tôi cần là những người luôn làm cho tôi mãi hát ca.
      

HYPOCRATE - Ông tổ nghề Y (460-370 Tr. CN)

HYPOCRATE - Ông tổ nghề Y (460-370 Tr. CN)

Mặc dù Hypocrates theo quan niệm thời bấy giờ cho rằng bệnh tật là hậu quả của sự mất cân bằng của bốn loại thể dịch, ông kiên trì quan điểm rằng sự rối loạn chịu ảnh hưởng của những thế lực bên ngoài cơ thể, và thể dịch là chất tiết ra từ các tuyến. Ông tin rằng mục đích của y học là bồi đắp sức khỏe cho bệnh nhân thông qua chế độ ẻ n hợp lý và các biện pháp vệ sinh, và chỉ nên sử dụng đến những biện pháp điều trị quyết liệt hơn khi các triệu chứng bắt buộc phải làm như vậy. Quan niệm này trái ngược với trường phái Cnidius cùng thời, nhấn mạnh đến việc chẩn đoán chi tiết và và phân loại bệnh mà bỏ qua bệnh nhân. Có lẽ Hypocrates đã có ý niệm mơ hồ về các yếu tố Mendel và bộ gen trong di truyền, vì ông không chỉ chú ý đến dấu hiệu của bệnh, mà còn đến các triệu chứng biểu hiện trong gia đình hoặc trong cộng đồng, thậm chí biểu hiện qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau.

HOA ĐÀ

HOA ĐÀ  (141 ? – 208)



 Hoa Đà, tự Nguyên Hóa, lại có tên Phu, sống VÀO thời Tam Quốc. Ông là người nước Bái (nay là tỉnh An Huy, Trung Quốc). Ông thông y thuật toàn diện, giỏi ngoại khoa, thủ thuật (mổ xẻ), được ngươi sau tôn xưng là ‘Ngoại Khoa Thánh Thủ, ‘Ngoại khoa tỵ tổ).

Thuở nhỏ ham đọc sách, tuổi trẻ du học ở Từ Châu, thông hiểu Kinh Thư và Dưỡng sinh. Tể tướng Trần Khuê và Thái úy Huỳnh Uyển của nước Bái từng tiến cử và mời Hoa Đà ra làm quan, đều bị ông từ chối. Ông quyết chí học thuốc cứu đời, trừ bệnh tật cho quần chúng.

PHẠM NGỌC THẠCH

PHẠM NGỌC THẠCH   (1909-1968)
    Bác sĩ Phạm ngọc Thạch sinh ngày 7 tháng 5 nǎm 1909, học Đại học Y Hà Nội từ nǎm 1928, tốt nghiệp bác sĩ ở Paris nǎm 1934.
Tham gia hoạt động cách mạng ở Sài Gòn từ thời kỳ Mặt trận Bình dân (1936-1939), vào Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 nǎm 1945.
Từ tháng 3 nǎm 1945, là một thủ lĩnh của tổ chức Thanh niên Tiền phong, tham gia cướp chính quyền tháng 8 nǎm 1945.
Từ 27 tháng 8 nǎm 1945 là Bộ trưởng Y tế đầu tiên của Chính phủ Lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ủy viên ủy ban Nhân dân Nam Bộ, rồi lần lượt Thứ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng phái đoàn chính phủ tại Nam Bộ (1948-1950), Chủ tịch ủy ban Kháng chiến Hành chính Đặc khu Sài Gòn-Chợ Lớn, Trưởng ban Y tế của Đảng, Thứ trưởng Y tế (1954-1958), từ 1958 là Bộ trưởng Y tế. Hy sinh trên chiến trường Miền Nam ngày 7 tháng 11 nǎm1968.

ĐẶNG VǍN NGỮ

ĐẶNG VǍN NGỮ (4.4.1910 - 1.4.1967 )    
    Giáo sư Đặng Vǎn Ngữ sinh ngày 4/4/1910 tại làng An Cựu ngoại ô thành phố Huế. Nǎm 20 tuổi người thanh niên Đặng Vǎn Ngữ đã đỗ tú tài và tốt nghiệp bác sĩ y khoa nǎm 1937 tại Đại học y khoa Hà Nội.
Ngay từ khi còn học trung học, ông đã yêu thích công tác nghiên cứu khoa học. Khi vào trường y, ông được cử làm trợ lý về vật lý học cho GS Hen ri Galliard - Hiệu trưởng kiêm chủ nhiệm Bộ môn Ký sinh trùng của trường.
Nǎm 1941 ông phụ trách giảng môn sinh vật cho sinhviên dược khoa và là người Việt Nam đầu tiên giảng dạy môn này ở bậc đại học ở nước ta. Cũng nǎm này giáo sư Massuo Ota một nhà nấm học Nhật Bản sang Hà Nội và giảng một số giờ tại Trường Đại học y, ít lâu sau ông Đặng Vǎn Ngữ được cử sang Nhật với tư cách phái viên của trường và với hy vọng trở thành một nhà nấm học giỏi nhất á Đông.

GS HỒ ĐẮC DI

HỒ ĐẮC DI  (1900-1984)

    Giáo sư Hồ Đắc Di, sinh nǎm 1900, đại biểu Quốc hội từ khóa 2 đến khóa 5, Uỷ viên Uỷ ban thường vụ Quốc hội các khoá 2,3,4, Hiệu trưởng Trường đại học Y Hà Nội, Tổng giám đốc Đại học vụ Việt Nam, Giám đốc Vụ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Uỷ viên Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, Chủ tịch Hội Hữu Nghị Việt-Pháp, Uỷ viên Uỷ ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Kháng chiến hạng nhất và hai hạng ba, Huân chương Lao Động hạng nhất và hạng hai, Huy chương Vì thế hệ trẻ, Chiến sĩ thi đua toàn quốc nǎm 1952 và 1956. Giáo sư Hồ Đắc Di đã được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. GS. từ trần ngày 25-6-1984.

CHU VĂN AN

CHU VĂN AN  (1292 – 1370)

  Người ở Văn Thôn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (ngày nay là làng Quang, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Ông đậu Thái học sinh và giữ chức Tư nghiệp trường Quốc tử giám dưới triều Trần Minh Tông (1324). Đến đời Trần Dụ Tông, vì triều chính thối nát, nhiều quan lộng quyền, ông can gián không được nên ông làm sớ xin chém 7 nịnh thần (1341) rồi từ quan về dạy học và nghiên cứu y học ở huyện Chí Linh, Hải Dương.
Ông đã để lại một số tư liệu, bệnh án về kinh nghiệm trị bệnh. đặc biệt là kinh nghiệm trị các bệnh dịch mà sau này con cháu ông là Chu Doãn Văn, Chu Xuân Lương đã ghi lại thành quyển ‘Y Học Yếu Giải Tập Chú Di Biên’ năm 1466 và bổ sung năm 1856.

GS Tôn Thất Tùng

Tôn Thất Tùng   (1912-1982)
    GS. Tôn Thất Tùng sinh ngày 10/5/1912 và lớn lên tại Huế, một miền đất với truyền thống hiếu học nhưng từ chối học để làm quan, người thanh niên Tôn Thất Tùng đã học trường Bưởi và lựa chọn ngành y mà theo ông, là nghề "tự do" không phụ thuộc vào quan lại hay chính quyền thực dân. Trong thời gian học tại trường y, cũng như suốt thời gian nội trú tại bệnh viện Phủ Doãn và sau đó là quá trình tham gia cách mạng, dù ở đâu, trên cương vị công tác nào, GS. Tôn Thất Tùng cũng để lại dấu ấn không thể phai mờ trong tâm trí nhân dân cũng như toàn thể ngành y tế Việt Nam.

TUỆ TĨNH

TUỆ TĨNH  (Không rõ năm sinh năm mất )

 Tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, hiệu Huệ Tĩnh, sau này khi đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh. Quê làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông sinh vào thời nhà Trần (1225 – 1399), mồ côi bố mẹ từ lúc 6 tuổi, được các nhà sư chùa Hải Triều trong tổng và chùa Giao Thủy Sơn Nam (nay thuộc Hà Nam) nuôi cho ăn học. Năm 22 tuổi thi đậu Thái học sinh dưới triều Trần Dụ Tông, niên hiệu Thiệu Phong thứ 11 (1351) nhưng không ra làm quan. Ông ở chùa, đi tu. Năm 55 tuổi (1385) Tuệ Tĩnh bị bắt đi cống cho nhà Minh Trung Quốc. Sang Trung Quốc ông giữ chức y tư cửu phẩm  và nổi tiếng là thầy thuốc giỏi.
Có lần ông trị khỏi bệnh sản hậu cho hoàng hậu vì vậy vua nhà Minh phong cho ông là Đại thiền sư. Ông mất ở Trung quốc không rõ năm nào.

HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG (1724 – 1791)


 Hải Thượng Lãn Ông tên húy là Lê Hữu Trác tên thường là Lê Hữu Chẩn, là một đại y tôn của nước ta.
            Sinh ngày 12/11/1724 năm Giáp Thìn về cuối đời Hậu Lê, ở thôn Văn Xá, làng Lưu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương, (nay là thôn Thanh Xá, xã Hoàng Hữu Nam, huyện Yên Mỹ, Hải Hưng). Mất ngày rằm tháng Giêng năm Tân Hợi, niên hiệu Quang Trung thứ 4 (1791) tại xã Tình Diễm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
             Cha là Lê Hữu Mưu đỗ tiến siõ, làm Thượng Thư đời Lê Dụ Tôn, mẹ quê ở Bàu Thượng, làng Tình Diễm, Hương Sơn, Hà Tĩnh.

BỆNH GOUT (Thống Phong)






Là một bệnh rối loạn chuyển hóa gây tăng lượng acid uric trong huyết thanh. Triệu chứng lâm sàng chủ yếu là khớp viêm tái phát nhiều lần, dị dạng khớp, nổi u cục dưới đa và quanh khớp, bệnh tiến triển gây sỏi thận do acid uric, bệnh thận do gút. Thường gặp ở nam giới tuổi trung niên.
Xuất hiện đầu tiên trong sách ‘Đan Khê Tâm Pháp’.
Đông y còn gọi là ‘Lịch Tiết Phong, ‘Bạch Hổ Phong’, ‘Bạch Hổ Lịch Tiết’.

24 triệu chứng không nên coi thường

Các vụ đau đớn hay bệnh tật thông thường rất có thể là chẳng có gì quan trọng… nhưng đôi khi lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cẩn phải cẩn thận cân nhắc những gì phải làm mỗi khi sự việc xẩy ra cho chúng ta.

1- Khi không (bỗng nhiên) thấy tức thở
Lý do: có thể là do nghẽn mạch phổi(pulmonary embolus).
Nhận xét: Cảm thấy khó thở sau khi tập thể dục hay đang ngồi có thể là do vận động hay do ưu tư lo lắng. Nhưng nếu đột nhiên bị khó thở có thể là do chứng nghẽn mạch phổi do cục đông máu làm nghẹt mạch máu trong phổi. Bệnh này có thể nguy hiểm tới tính mạng. Một lý do khác là tim lên cơn đau hoặc trụy tim. Cả hai tình huống trên đều làm cho bệnh nhân thở gấp hay khó chịu hoặc cảm thấy thiếu không khí. Cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu.

ĐÔNG TÂY Y CHỮA BỆNH TÂM PHẾ MẠN

I- ĐẠI CƯƠNG:
    Tâm phế mạn là một bệnh tim phổi mạn tính do bệnh ở phổi (viêm phế quản mạn, hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi, bụi phổi ...) hoặc bệnh ở lồng ngực (các dị dạng lồng ngực: gù vẹo, xơ màng phổi, dày dính màng phổi ...) gây trở ngại cho tuần hoàn phổi, áp lực động mạch phổi tăng, tâm thất phải dày lên, to ra và dẫn đến suy tim phải.
    Tâm phế mạn là một bệnh toàn thân mà biểu hiện sự rối loạn chức năng tim phổi là chính, tỷ lệ phát bệnh cao ở tuổi trung niên và người lớn tuổi (trên 40 tuổi) và 80 - 90% là do viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng và hen phế quản. Bệnh lúc cấp diễn thường có các triệu chứng: khó thở, thở gấp, hồi hộp, môi lưỡi tím, nổi tĩnh mạch cổ, phù mắt cá chân. Thời gian từ khi mắc bệnh đến lúc xuất hiện tâm phế mạn khoảng từ 3 - 10 năm.
    Theo Y học cổ truyền, bệnh thuộc phạm trù chứng "Đàm ẩm", "Suyễn chứng", "Thủy thũng", "Tâm quý" có liên quan đến 4 tạng Tâm, Phế, Tỳ, Thận.

ĐÔNG TÂY Y CHỮA BỆNH NHIỄM MỠ XƠ MẠCH

I- ĐẠI CƯƠNG:
   Nhiễm mỡ xơ mạch là một bệnh mạn tính của động mạch kéo dài hàng chục năm, gặp nhiều nhất ở lứa tuổi từ 50 đến 70, dưới 20 tuổi cũng có thể bắt đầu phát hiện bệnh và sau 70 tuổi bệnh giảm dần. Bệnh lý chủ yếu là 2 quá trình thoái hóa và tăng sinh cùng diễn tiến ở thành mạch, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Nhiễm mỡ và xơ hóa thành mạch bắt nguồn từ sự rối loạn chuyển hóa mà chủ yếu là rối loạn chuyển hóa Lipid trong toàn cơ thể.
   Bệnh không do một nguyên nhân duy nhất trực tiếp nào gây ra, mà là hậu quả của sự tác động nhiều yếu tố nguy cơ (rick factors). Qua nhiều công trình nghiên cứu nhiều năm, đa số tác giả đã nêu lên các yếu tố sau:

BỆNH ZONA - QUAN NIỆM THEO ĐÔNG Y

Bệnh ZONA hay HERPES ZOSTER, dân gian gọi là GIỜI LEO. Trung y gọi chứng nầy là “XÀ ĐƠN” hoặc chứng “SANG”
1.Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh theo Đông y:
            -Do cảm phong hỏa hoặc nhiễm thấp độc tà và có quan hệ với các nhân tố như là tình chí, ăn uống, ngũ nghĩ không điều độ.
            -Tình chí không thư thái làm Can khí uất kết, uất kết lâu ngày hóa thành nhiệt.
            -Ăn uống không điều độ làm Tỳ vận hóa khó khăn, thấp ứ đọng lại trong cơ thể.
            -Ngủ nghĩ không điều độ, sự bảo vệ bên ngoài mất điều hoà, khiến cho phong hoả, thấp độc uất kết lại ở Can và Đởm.

ĐÔNG TÂY Y CHỮA BỆNH HUYẾT ÁP THẤP

I-  ĐẠI CƯƠNG:
    Huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Bệnh huyết áp thấp có thể bao gồm huyết áp thấp triệu chứng và huyết áp thấp tư thế.
    Huyết áp thấp là khi trị số huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60 mmHg, mạch áp có hiệu số thường dưới 20 mmHg.
    Triệu chứng chủ yếu là hoa mắt, chóng mặt. Huyết áp thấp theo YHCT thuộc thể hư của chứng “huyễn vựng”.

9 điều y huấn cách ngôn


1- Phàm người học thuốc, tất phải hiểu thấu lý luận đạo Nho, có thông lý luận đạo Nho thì học thuốc mới dễ. Khi có thời giờ nhàn rỗi, nên luôn luôn nghiên cứu các sách thuốc xưa nay. Luôn luôn phát huy biến hóa, thu nhập được vào Tâm, thấy rõ được ở mắt thì tự nhiên ứng vào việc làm mà không phạm sai lầm.

2- Được mời đi thăm bệnh : nên tùy bệnh cần kíp hay không mà sắp đặt đi thăm trước hay sau. Chớ nên vì giàu sang hoặc nghèo hèn mà nơi đến trước chỗ tới sau hoặc bốc thuốc lại phân biệt hơn kém khi lòng mình có chỗ không thành thật, thì khó mong thu được kết quả.

3- Khi xem bệnh cho phụ nữ, góa phụ, ni cô... cần phải có người nhà bên cạnh mới bước vào phòng để thăm bệnh để tránh hết sự nghi ngờ. Dù cho đến con hát, nhà thổ cũng vậy, phải đứng đắn coi họ như con nhà tử tế, không nên đùa cợt mà mang tiếng bất chính, sẽ bị hậu quả về tà dâm.

ĐÔNG TÂY Y CHỮA BỆNH TIM MẠCH - TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO




 
TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
   Bệnh mạch máu não cấp cũng gọi là TBMMN là một chứng bệnh cấp tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Đặc điểm lâm sàng chủ yếu của bệnh là: phát hiện đột ngột, hôn mê và bán thân bất toại.
     Bệnh có thể chia làm 2 loại:
-  Xuất huyết não: bao gồm chảy máu não và chảy máu dưới màng cứng.
-  Nhũn não: bao gồm sự hình thành huyết khối và sự tắc nghẽn mạch máu.
     Trừ thể xuất huyết dưới màng cứng, sách Y học cổ truyền Đông phương gọi một tên chung là chứng “TRÚNG PHONG”.

12 đôi thần kinh trung ương

Các nhà giải phẫu từ lâu đã phát hiện ra 12 đôi dây thần kinh xuất phát từ não, chui qua các lỗ của hộp sọ, phân nhánh vào các cơ ở đầu, mặt, cổ và cơ quan nội tạng. Mỗi dây thần kinh có nhiệm vụ riêng, và nếu bị tổn thương sẽ gây ra loại bệnh đặc trưng.
Dây số 1 - dây khứu giác - là các sợi bắt nguồn từ niêm mạc mũi, chui qua lỗ sàng xương bướm ở đáy não vào hành khứu đi vào não. Chúng nhận cảm giác về các mùi khi ngửi. Rối loạn về ngửi có thể do viêm niêm mạc mũi, do thịt thừa (pôlip). Tình trạng mất hẳn cảm giác ngửi có thể do các sợi này bị chèn ép do u hoặc bị đứt do chấn thương.

LƯNG ĐAU


(Trích trong ‘Khiếm Trai Y Học Giảng Cảo’ của Tần Bá Vị)

Nữ, hơn 20 tuổi. Cơ thể vốn khỏe mạnh. Vì ngôi lâu trong bùn nước, vùng lưng thấy cảm giác lạnh, đứng hoặc ngồi thấy hơi đau mỏi. Dần dần đau lên trên, sau ba ngày, thấy từng mảng lưng có cảm giác nặng, khó chịu. Một tuần sau lại thấy hai chân đi lại nặng nề. Đã điều trị hơn hai tháng bằng bài ‘Tam Tý Thang gia giảm’. Bên ngoài đắp thêm Cẩu Bì Cao, hiệu quả khá rõ. Tôi cho rằng bệnh này, chứng trạng rất rõ, phép trị trước đây cũng đúng, nhưng lý do không đạt hiệu quả có thể do thời kỳ đầu dùng thuốc trị phong hàn quá ít, về sau lại thấy bệnh kéo dài mà thiên về dùng thuốc ôn bổ làm cho hàn tà ngưng trệ ở kinh lạc không giải được.

ĐỜM SUYỄN



(Y án của Diệp Giám Thanh trong ‘Toàn Quốc Danh Y Nghiệm Án’ Trung Quốc).

Con gái ông Trần, 2 tuổi. Sốt cao, ra mồ hôi, tinh thần mê muội, ho suyễn, có tiếng đờm khò khè nho nhỏ trong cổ, đại tiện phân lỏng, tiểu ít, chỉ tay tím lợt, rêu lưỡi dầy trắng, mạch Tế Sác. Đã uống bài Ma Hạnh Cam Thạch Thang nhưng không hiệu quả. Ba thứ phong, đờm, nhiệt  kết chặt với nhau bốc lên. Phế  khí sắp bế tắc. Người nhà    phải địu nhẹ nhàng đề phòng nghẹt thở, tìm mọi cách cho người bệnh dễ khạc nhổ. 
Chấn đoán: Đờm nhiệt chất chứa bên trong, lại cảm phong ôn.

BỆNH ÁN VIÊM KHỚP DẠNG THẤP


I.PHẦN HÀNH CHÍNH
-Họ và tên bệnh nhân: NGUYỄN THỊ
-Giới: Nữ
-Tuổi: 53
-Địa chỉ:
-Nghề nghiệp: Làm ruộng
-Số vào viện:
-Ngày giờ vào viện: ngày 18/05/2009
-Lí do vào viện: Đau nhức các khớp
II.BỆNH SỬ
1.Quá trình bệnh lý:

BỆNH ÁN ĐAU THẦN KINH TỌA


I.PHẦN HÀNH CHÍNH
-Họ và tên bệnh nhân: NGÔ …
-Giới: Nam
-Tuổi: 53
-Địa chỉ:

-Nghề nghiệp: 
-Ngày giờ vào viện: ngày 20/04/
-Lí do vào viện: Đau thắt lưng lan xuống chân trái
-Số vào viện: -Ngày thăm khám: ngày 20/04

II.BỆNH SỬ

HÌNH KINH THẬN TỔNG QUÁT




Túc Thiếu Âm Thận Kinh



1 - DŨNG TUYỀN

 Tên Huyệt: Trương-Chí-Thông, khi chú giải thiên ‘Bản Du’ (LKhu.2) cho rằng: “Nước suối (tuyền Thuỷ ) ở  dưới đất là cái sở  sinh của Thiên nhất sinh ra, vì vậy nên mới đưa vào nơi bắt đầu xuất ra của kinh Thiếu âm (Thận) và gọi là Dũng Tuyền”.

HÌNH KINH ĐỞM TỔNG QUÁT

HÌNH KINH ĐỞM TỔNG QUÁT

HÌNH TỔNG QUÁT KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG









HÌNH TỔNG QUÁT KINH TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG


TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH(P2)

9 - NGỌC CHẨM
 
Tên Huyệt: Xương chẩm có tên là Ngọc Chẩm. Huyệt ở ngang với xương chẩm vì vậy gọi là Ngọc Chẩm (Trung Y Cương Mục).
Xuất Xứ  : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính:
+ Huyệt thứ 9 của kinh Bàng Quang.
+ 1 trong nhóm huyệt ‘Đầu Thượng Ngũ Hàng’.
Vị Trí: Ngay sau huyệt Lạc Khước 1,5 thốn, ngang huyệt Não Hộ (Đc.17) cách 1,3 thốn, ngang với ụ chẩm 1,5 thốn.

TÚC THÁI DƯƠNG BÀNG QUANG KINH(P1)






1 - TÌNH MINH
 
Tên Huyệt: Huyệt có tác dụng làm cho con ngươi mắt (tinh) sáng lên (minh), vì vậy gọi là Tình Minh (Trung Y Cương Mục).
Tên Khác: Lệ Không, Lệ Khổng, Mục Nội Tý, Tinh Minh
Xuất Xứ : Giáp Ất Kinh.
Đặc Tính: Huyệt nhận được những mạch của kinh Chính Thủ Thái Dương, Túc Dương Minh, mạch Âm Kiều, mạch Dương Kiều và mạch Đốc.
Vị Trí: Cách đầu trong góc mắt 0,1 thốn.

Ăn mặn chẳng đẻ con trai, còn sinh trăm bệnh

Ăn mặn chẳng đẻ con trai, còn sinh trăm bệnh


Thứ Tư, ngày 15/12/2010, 12:45
(24h) - Ít người biết, không những không đẻ được con trai, ăn mặn còn sinh thêm đủ thứ bệnh.
“Ăn mặn đẻ con trai”, chẳng biết từ khi nào bí quyết này được dân “trọng nam khinh nữ” truyền miệng cho nhau để thực hành. Thế nhưng, ít người biết, không những không đẻ được con trai, ăn mặn còn sinh thêm đủ thứ bệnh.

Tiếp tục với danh ngôn hay

Có một câu nói :" Còn gì trong cuộc sống có thể tươi đẹp hơn hình ảnh một chàng trai và cô gái, tay nắm chặt tay với trái tim trong sáng và tràn ngập tình yêu cùng đi làm lễ cưới ? Còn gì trong cuộc sống đẹp hơn tình yêu của tuổi trẻ ? " .Và câu trả lời : " Vẫn còn một thứ, đó là hình ảnh một đôi vợ chồng già khi họ đã gần kết thúc cuộc hành trình của sự sống.

Những câu danh ngôn hay

-Nếu bạn thất vọng vì mối tình ước ao bị tan vỡ, hãy nghĩ đến những người chưa từng yêu hoặc chưa bao giờ được yêu

--Nếu bạn bị phản bội, mất lòng tin và bị tổn thương, hãy vượt lên, giữ lại những gì tốt đẹp nhất còn lại, và đừng tự thương hại mình quá

DIỄN ĐÀN THƠ CA NGHỆ THUẬT CÁC CỤ ƠI !

    Hôm nay xin gửi tới các cụ bài thơ vừa  đọc ngược vừa đọc xuôi với lời thơ vừa tao nhã vừa súc tích đầy ý nghĩa để chúng ta cùng đàm đạo :
                                  
                           " Liên hồi tiếng trống đánh dồn vang
                            Chết sống liều đem máu căm hờn
                            Người ngựa xác phơi gò cao ngất
                            Mắt khóe rơi tuôn lệ thảm thương 
                            Đêm đêm gió thổi lòng xao xuyến 
                            Vợ nhớ con thương khóc mõi mòn
                            Trông ai cuối trời sao đứng ngắm
                            Mơ màng ở nhà với vợ , con ."
                                  
                                                           PROF.THÀNH

NHANH CHÂN LÊN!

Bên buồng cấp cứu khoa Nội tổng hợp  có 1 bệnh nhân rất khó chẩn đoán là áp xe dưới hoành hay là liềm hơi dưới vòm hoành phải.Bẹnh nhân bị đau bụng và khó thở nhiêu ngày nay, có viêm phúc mạc ,bạch cầu tăng rất  cao,phổi đậm cả phế trường phải .Chi tiết hơn xin liên hệ bệnh nhân Bẩm buồng cấp cứu khoa nội tổnh hợp ,rất hay đấy các bạn