LAO HỆ THỐNG TIÊU HÓA - BS.TRẦN THỊ KIM THU

ĐẠI CƯƠNG
_TB gây ra 3 triệu tử vong trên toàn cầu. Ước tính 2000 – 2020 khoảng 1 tỷ người bị nhiễm, 200 triệu người mắc bệnh và 35 triệu người tử vong.
_Trong thập niên vừa qua, có sự gia tăng đáng kể các thể lao ngoài phổi, trong đó có lao hệ thống tiêu hóa, ở cả nước đang và đã phát triển.
_Thể bệnh này thường gặp ở người trẻ, nhưng cũng có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào.
_Các yếu tố thuận lợi:
Do ảnh hưởng của dịch HIV trên toàn cầu
Những người vô gia cư, không nghề nghiệp
Sự di dân từ những nơi có mức độ nhiễm lao cao.
_Khoảng 20 - 25% bn lao hệ thống tiêu hóa có kèm lao phổi.
ĐỊNH NGHĨA
Lao hệ thống tiêu hóa là sự viêm nhiễm và tổn thương hệ thống tiêu hóa do trực khuẩn lao xâm nhập và gây nên.
Lao phổi có thể gặp ở bất cứ vị trí nào, nhưng thường gắp ở vùng hồi – manh tràng
SINH BỆNH HỌC
_Vi trùng gây bệnh thường do M.tuberculosis.
_Đôi khi do M.avium complex (MAC), luôn kết hợp với AIDS
_Lao hệ thống tiêu hóa thường thứ phát sau lao phổi. Bn nuốt đàm có chứa trực khuẩn lao
_Từ ổ lao nguyên phát BK có thể lan truyền theo: đường bạch huyết và đường máu để gây bệnh ở hệ tiêu hóa. Hoặc lây nhiễm từ ổ lao nguyên phát lân cận (như lao thận…)
_Có thể gặp lao ruột nguyên phát do thức ăn, nước uống bị nhiễm BK, vi trùng vào thẳng ruột và gây bệnh
GIẢI PHẪU BỆNH
1.Vi thể: Viêm, xơ hóa thành ống tiêu hóa, viêm hoại tử (Peyer) các hạch lympho vùng và thuyên tắc mạch à ổ loét làm dầy thành, xơ hóa và tạo dạng giống u à chít hẹp và dò hệ thống tiêu hóa.
2.Đại thể: 3 dạng
-Thể loét: (Chiếm 60%), nhiều ổ loét trên thành ruột, loét sâu (trục dọc của ổ loét vuông góc với trục dọc của ruột)
-Thể phì đại: (chiếm 10%) dầu thành ruột do xơ hóa, có thể tạo khối giả u như carcinoma
-Loét và phì đại: (chiếm 30%)
TRIỆU CHỨNG
1.TCCN
_Rất đa dạng: Đau bụng thường ở vị trí hố chậu phải, đau âm ỉ không lan.
_Phân lỏng có thể có đàm nhớt hoặc có máu. Hoặc táo bón (khoảng 1/3 trường hợp)
_Sốt nhẹ về chiều
_Thể trạng suy sụp nhanh (80 -90%)
Buồn nôn và ói khi có tắc ruột
2. TCLS:
-Dấu Koenig ở hố chậu: một khối nổi gồ lên làm bn rất đau, kèm theo tiếng hơi di động qua chỗ hẹp à khối từ từ xẹp, bn bớt đau.
-Sờ thấy khối u (tuberculome): chắc di động, không đau.
CẬN LÂM SÀNG
1. Phản ứng lao tố trong da (IDR):
2. X.Quang khung đại tràng có sửa soạn: vùng hồi – manh tràng bị teo hẹp.
3. Nội soi khung đại tràng: Độ chính xác cao – có thể sinh thiết
4. Phương pháp nhuộm cấy phân, tìm BK: BK (+) có giá trị chẩn đoán cao, kết quả rất thấp
5. CT Scan bụng: Dầy mạc treo ruột >15mm, nhiều hạch mạc treo.
Có thể phân biệt được giữa trực khuẩn lao và MAC
M.T: nhiều hạch mạc treo hoại tử và nhiều tổn thương trong nhiều nội tạng
MAC: phì đại nhiều hạch, gan to và lách to.
6. Siêu âm bụng: xác định các tổn thương do lao ở hạch mạc treo và các sang thương hoại tử.
7. Test Elisa chẩn đoán nhiễm HIV kết hợp.
CHUẨN ĐÓAN
Chẩn đoán xác định: BK trong phân hoặc dịch màng bụng (khó chẩn đoán)
Cần dựa vào các yếu tố sau:
-Tìm nguồn lây
-Tìm ổ vi trùng nguyên phát: chụp X.Quang phổi, xương – khớp, tiết niệu - sinh dục, khám hạch…
-X.Quang khung đại tràng
-Nội soi khung đại tràng
-Triệu chứng cơ năng
-CT scan, Siêu âm bụng, chọc dò và sinh thiết màng bụng.
-Phản ứng miễn dịch học để xác định nhiễm HIV.
BIẾN CHỨNG-Tắc ruột: tổn thương mô hạt phát triển bít kín, tổn thương mô xơ làm teo hẹp lòng ruột.
-Thủng manh tràng: gây viêm phúc mạc, rất khó chẩn đoán.
-Dò tiêu hóa: dò từ manh tràng ra các mô xung quang à lao hạch ổ bụng, lao màng bụng, lao bộ phận sinh dục.
ĐIỀU TRỊ
1.Dinh dưỡng: tuyệt đối nghỉ ngơi – ăn uống đầy đủ chất bổ dưỡng, ăn nhiều lần trong ngày.
2.Thuốc kháng lao: REHZ
3.Thuốc kháng viêm: nên dùng thuốc kháng viêm trong 6 tuần lễ à tránh dầy dính và tạo xơ, rút ngắn quá trình diễn biến của bệnh.
4.Điều trị ngoại khoa: khi tắc nghẹt ống tiêu hóa.
5.Điều trị triệu chứng:
-Giảm kích thích niêm mạc ruột
-Điều chỉnh đại tiện, chống táo bón hoặc điều trị tiêu chảy
-Giảm mỡ béo
-Nâng tổng trạng.
__________________
NGUỒN : DIENDANYKHOA.COM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét