Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh u nang giáp móng

Khối u bất thường bẩm sinh hay gặp nhất ở vùng cổ là u nang giáp móng. Nó là biểu hiện của việc tồn tại ống giáp lưỡi mà vì một lí do nào đó không bị teo đi sau khi sinh.
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị phẫu thuật bệnh u nang giáp móng
Khối u bất thường bẩm sinh hay gặp nhất ở vùng cổ là u nang giáp móng. Nó là biểu hiện của việc tồn tại ống giáp lưỡi mà vì một lí do nào đó không bị teo đi sau khi sinh.
TÓM TẮT
Qua 60 bệnh nhân được chẩn đoán u nang giáp móng và được phẫu thuật từ tháng 5/2002 đến tháng 5/2005 tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, các tác giả thấy rằng: tỉ lệ nữ/nam= 3/2, kích thước trung bình của nang 2,8cm (1,8 - 5,6). Có 48 trường hợp (80%) u nằm ở đường giữa  cổ, 12 (20%) trường hợp nằm ngoài đường giữa (5 ở bên phải, 7 nằm ở bên trái). Tất cả số u nang đều nằm ở dưới xương móng, không có trường hợp nào ở ngang mức hay trên xương móng. Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 13,2 tháng (1 - 36), trong đó 1 ca nhiễm trùng u, tự vỡ thành đường rò, 3 trường hợp tái phát sau khi mổ ở nơi khác. Có 57 bệnh nhân di động u khi thè lưỡi (95%). Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ trước mổ có 49 trường hợp (81,7%) chẩn đoán là u nang, còn 11 trường hợp (18,3%) không xác định được tổn thương. Chỉ có 37 trường hợp ghi xạ hình tuyến giáp nhưng tất cả các trường hợp tuyến giáp bắt xạ bình thường, còn u nang không bắt xạ. Về cách thức phẫu thuật, các tác giả đã lựa chọn theo phương pháp Sistrunk bao gồm cắt u nang, phần thân xương móng và đường rò đến tận nền lưỡi. Ngoài phẫu thuật trên có 3 ca cắt thêm thùy tuyến giáp do có tổn thương bướu nhân  phối hợp. Giải phẫu bệnh sau mổ tất cả đều là u nang, không có trường hợp nào ung thư. Kết quả có 58 bệnh nhân(96,63) khỏi hoàn toàn, 2 bệnh nhân(3,38) tái phát trong đó 1 ca do chấn thương gãy xương hàm sau mổ, còn 1 ca mổ lại ngay trong tuần đầu sau mổ để khâu thắt lại đường rò và khỏi hẳn sau khi can thiệp lại.
Qua kết quả trên thấy rằng phẫu thuật theo Sistrunk là phương pháp được chọn lựa để điều trị u nang giáp móng.
 ABSTRACT
The authors have presented 60 cases who were operated at National Hospital of Endocrinology from May 2003 to May 2005. The female/male ratio was 3/2, cyst’s mean size was 2.8cm (1.8-5.6). Of the 60 cases: 48 bệnh nhân (80%) were located in the midline, 12 (20%) were off midline (5 were located to the right of the midline and 7 to the left). All of them,  cysts were infrahyoid bone in location. The mean time of presentation was 13.2 months (1 - 36). Among them, there were a case of fistula  after ruptured and infected cyst and 3 cases of recurrent cysts. The movement of cyst was present in 57 casess (95%) during tongue protruding. Preoperative fine needle aspiration cytology have confirmed 49 cases (81.7%) who were cystic nodule  and 11 cases (18.3%) were unconfirmed. There were 37 patients were done thyroid scintigraphy who have showed normal radionuclides uptake of thyroid tissues but there was not any radionuclide presence  in all of cyst. The surgery was included: excision of cyst, midportion of hyoid bone and fistula tract up to base of the tongue. The anatomopathology have confirmed postoperatively cystic nodule of all cases. There was not any case of carcinoma. Most of patients were recovered: 58 cases (95%), and there are 2 cases of recurrence because of fractured mandible and the other of early leakage who was reoperated in the first week.
With above results, the authors showed that Sistrunk procedure is chosen for the trêatmnt of thyroglossal cyst.
1. Đặt vấn đề
Khối u bất thường bẩm sinh hay gặp nhất ở vùng cổ là u nang giáp móng. Nó là biểu hiện của việc tồn tại ống giáp lưỡi mà vì một lí do nào đó không bị teo đi sau khi sinh. U nang có thể phát triển ở bắt cứ đoạn nào của đường ống từ nền lưỡi cho đến vùng trên ức. Bệnh tiến triển thường chậm, nhưng nếu không được điều trị đôi khi u bị nhiễm trùng, hoải tử gây rò kéo dài, và có thể thoái hoá thành ung thư. Cho đến nay có 2 phương pháp điều trị chính: chọc hút u nang hay phẫu thuật cắt bỏ. Đối với chọc hút kết quả thường thất bại do vỏ nang dầy, còn đối với phẫu thuật do một số phẫu thuật viên chưa hiểu biết đầy đủ về quá trình phôi thai học nên việc phẫu thuật chỉ là lấy bỏ nang đơn thuần, không thắt tận gốc đường rò cho nên tỉ lệ tái phát sau mổ còn cao.
Để giúp cho việc chẩn đoán và điều trị triệt để u nang giáp móng, chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm mục đích:
1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh u nang giáp móng.
2. Kết quả điều trị phẫu thuật bệnh u nang giáp móng.
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng
Tất cả các bệnh nhân được chuẩn đoán là u nang giáp móng đã được mổ và có kết quả giải phẫu bệnh cuối cùng là u nang tại Khoa ngoại Bệnh viện Nội tiết từ  tháng 5 năm 2002 đến tháng 5 năm 2005.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Là phương pháp mô tả (hồi cứu và tiến cứu). Theo dõi sau mổ là 6 tháng, 1 năm, 2 năm. Bệnh nhân được theo dõi theo mẫu phiếu thống nhất.
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng bệnh u nang giáp móng
- Xác định tuổi,  giới. 
- Triệu chứng lâm sàng:
+ Khối u: Kích thước, vị trí, mật độ.
+ Di động khi nuốt, di động khi thè lưỡi.
+ Có đường rò kéo dài.
+ Đã được phẫu thuật hay chưa?
2.2.2. Nghiên cứu cận lâm sàng
- Siêu âm: xác định vị trí, kích thước, hình thái.
- Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ.
- Xạ hình tuyến giáp: xem u có bắt xạ hay không?
- Một số xét nghiệm khác: hormon tuyến giáp và các xét nghiệm cơ bản để tiến hành cuộc mổ.
2.2.3. Kĩ thuật mổ
-          Phương pháp vô cảm: Gây mê nội khí quản.
-          Các bước mổ.
Chúng tôi áp dụng phương pháp mổ của Sistrunk có cải tiến:
+ Đường mổ ngang theo nếp lằn cổ qua cực dưới khối u dài từ 3 - 4cm bóc tách da lên trên và xuống dưới.
+Tách theo đường giữa, bóc tách cơ đi vào tới u nang. Giải phóng u nang tới tận xương móng theo hướng đường rò vào chính giữa xương móng. Cuống u nang chui dưới xương móng thường ở 1/3 giữa và dính chặt vào xương móng. Cắt các cơ bám vào diện trên xưong móng. Dùng kìm cắt xương (Lisbon) cắt một đoạn xương móng có đường rò đi qua. Giải phóng tiếp phần phía trên của đường rò, càng gần gốc lưỡi càng tốt. Kẹp cuống đường rò, cắt đường rò, khâu buộc đường rò. Cầm máu diện xương cắt và các phần mềm tổ chức xung quanh. Kiểm tra an toàn khâu phục hồi theo giải phẫu.
+ Đối với những trường hợp có lỗ rò kéo dài thì rạch da mở theo đường rò hình elíp, tách đường rạch da đi lên phía trên tới tận xương móng.
+ Trong trường hợp cần kiểm tra tuyến giáp, hay cần can thiệp tuyến giáp thì tách tiếp tục theo đường giữa đi xuống phía dưới.
2.2.4. Đánh giá trong khi mổ
- Vị trí u:
+ Đường giữa cổ.
+ Nằm lệch đường giữa bên phải hay bên trái?
+ Nằm trên xương móng.
+ Nằm dưới xương móng.
-          Kích thước khối u: tính bằng cm.
-          Độ di động khối u: Nhiều, ít, không di động.
-          Dịch trong khối u: Lỏng, đặc, canxi hóa.
-          Khối u dễ bóc tách, dính.
-          Cắt xương móng và đường rò trên xương móng dễ hay khó.
2.2.5. Đánh giá sau mổ (thời kì hậu phẫu)
- Tình trạng vết mổ.
- Dấu hiệu nhiễm trùng.
            Đánh giá sau mổ 1 năm
- Tình trạng vết mổ
- Còn rò hay không, u nang giáp móng tái phát?
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Tuổi
Bảng 1. Tuổi
               Nhỏ nhất
Trung bình± SD
Lớn nhất
12
35,6 ± 14,35
60
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi là 35,6 tuổi.
3.2. Giới tính
Bảng 2. Giới tính

Nam
Nữ
Số BN
26
34
Tỉ lệ (%)
43,31
56,69
Tần xuất nữ/nam= 3/2
3.3. Thời gian phát hiện bệnh (tháng)
Bảng 3.Thời gian phát hiện bệnh
Min
Mean ± SD
Max
1
13,2 ± 8,27
36
Thời gian phát hiện bệnh trung bình là 13,2 tháng, với thời gian lâu nhất là 36 tháng.
3.4. Độ di động khi thè lưỡi
Bảng 4. Độ di động

Di động
Không di động
Cộng
Số bệnh nhân
57
3
60
Tỉ lệ (%)
95
5
100
Có 95% số bệnh nhân khi làm động tác thè lưỡi thì u di động theo
3.5. Đường rò do u tự vỡ cũ
Bảng 5.U tự vỡ cũ

Tự vỡ có đường rò
Bình thường
Cộng
Số bệnh nhân
1
59
60
Tỉ  lệ (%)
1,66
93,4
100
Chỉ có 1 bệnh nhân không được điều trị bị viêm, áp xe sau đó tự vỡ tạo thành đường rò khi đến khám.
3.6. Tiền sử mổ cũ
Bảng 6. Tiền sử mổ cũ
Tiền sử lâm sàng
Số bệnh nhân
Tỉ lệ (%)
Bệnh nhân đã mổ cũ
03
5
Bệnh nhân chưa mổ
57
95
Chủ yếu bệnh nhân 95% chưa được điều trị gì, có 3 bệnh nhân mổ cũ ở bệnh viện khác nhưng rò lại.
3.7. Vị trí khối u
Bảng 7. Vị trí khối u

Giữa cổ
Bên phải
Bên trái
Số bệnh nhân
48
5
7
Tỉ lệ (%)
80
8,3
11,7
                Vị trí của u chủ yếu nằm ở vùng giữa cổ: 48 bệnh nhân(80%)
3.8. Hình ảnh siêu âm
Bảng 8- Hình ảnh siêu âm
Các thể
Số bệnh nhân
Tỉ lệ (%)
Loại đồng âm
47
78,3
Thể hỗn hợp
13
21,7
Thể canxi hóa
0
0
Nhân tuyến giáp phối hợp
3
5
Hình ảnh siêu âm chủ yếu là đồng âm. không có trường hợp nào u có hình ảnh canxi hoá
3. 9. Kích thước u đo trên siêu âm (cm)
Bảng 9. Kích thước u đo trên siêu âm
Min
Mean ± SD
Max
1,8
2,8 ± 0,4
5,6
Đo trên siêu âm u lớn nhất có đường kính 5,6 cm.
3.10. Chọc hút tế bào
Bảng 10. Chọc hút tế bào

U nang
Không xác định
Các thể khác
Số BN
49
11
0
Tỉ lệ (%)
81,67
18,33
0
                Xác định được u nang khi chọc hút tế bào là 81,6% (49bệnh nhân).
3.11. Xạ hình tuyến giáp (37 bệnh nhân)
Bảng 11. Xạ hình

U không bắt xạ
U bắt xạ
Số bệnh nhân
37
0
Tỉ lệ (%)
100
0
Có 37 bệnh nhân được làm xạ hình tuyến giáp nhưng không có trường hợp u nào bắt xạ.
3.12. Cách thức phẫu thuật
Bảng 12. Cách thức phẫu thuật

Cắt u nang và xương móng
Cắt u nang + xương móng + cắt 1 thùy TG
Số bệnh nhân
57
3
Tỉ lệ (%)
95
5
Tất cả số bệnh nhân đều được cắt u nang và căt xương móng, có 3 trường hợp cắt 1 thùy tuyến giáp kèm theo vì có bướu nhân.
3.13..Dịch trong khối u
Bảng 13.Dịch trong u
Dịch trong khối u
Số bệnh nhân
Tỉ lệ (%)
Dịch lỏng, trong
12
19,99
Dịch đặc nhớt, vàng
35
58,31
Hỗn hợp
13
21,80
Canxi hoá
0
0
                Nhận xét: đa số dịch trong u có đặc điểm sánh, nhớt, màu vàng
3.14. Giải phẫu bệnh
Bảng 14- Kết quả giải phẫu bệnh
Giải phẫu bệnh
Số bệnh nhân
Tỉ lệ %
U nang biểu mô
60
100
Carcinoma
0
0
Tế bào nhân tuyến giáp lành tính
3
5
Giải phẫu bệnh lí: tất cả u nang đều là u nang biểu mô, các bướu tuyến giáp đều là bướu nhân lành tính.
3.15. Sau mổ 1 năm
Bảng 15- Sau mổ 1 năm

Khỏi hoàn toàn
Rò tái phát
Số BN
58
2
Tỉ lệ (%)
96,63
3,37
4. Bàn luận
4.1. Đặc điểm lâm sàng
Bệnh lí bất thường bẩm sinh hay gặp nhất  liên quan đến ống giáp lưỡi là u nang giáp móng. Nó là một phần ống vì một lí do nào đó không thoái triển hết sau khi sinh mà biệt hoá thành nang được lót biểu mô. U nang giáp móng có thể gặp ở bất cứ đoạn nào dọc theo di tích của ống, từ đáy lưỡi đến trên xương ức. Những nang nằm gần lỗ tịt lưỡi thì được lót bởi biểu mô vẩy phân tầng, còn những nang nằm gần tuyến giáp thì được lót bởi những tế bào chùm nang tuỷến giáp. Qua 60 bệnh nhân của chúng tôi độ tuổi trung bình là 35,6 tuổi với  lứa tuổi từ 11 – 20 tuổi gặp ở 14 bệnh nhân chiếm tỉ lệ 23,32%. Độ tuổi trên 20 chiếm tỉ lệ 76,77%. Nghiên cứu này cũng phù hợp với tác giả Allard [3] cho thấy, u nang giác móng thường gặp ở người lớn tuổi. Cũng theo tác giả thì không có sự khác biệt về tỉ lệ bệnh giữa 2 giới nam, nữ. Trong số 1.747 bệnh nhân của tác giả thì có 870 nam/877 nữ [3]. Tỉ lệ nam, nữ của chúng tôi gặp là 26/34 = 2/3.
Về vị trí khối u: theo các tác giả, vị trí của khối u nang giáp móng thường nằm ở dưới xương móng [3, 4, 5, 6, 9, 12]. Tất cả 60 bệnh nhân của chúng tôi, u đều nằm dưới xương móng với tỉ lệ là 100%. Chủ yếu u nằm ở vị trí giữa cổ ở 48 bệnh nhân chiếm 80%, lệch bên phải là 5 bệnh nhân, lệch bên trái là ở 7 bệnh nhân. Như vậy u không nằm ở giữa cổ chiếm 20% số bệnh nhân. Theo Kelly K. Koller vị trí nằm chính giữa cổ ở 75 % các trường hợp, còn lệch đường giữa sang 2 bên là 25 %[10].Nếu so sánh kết quả của chúng tôi với kết quả nghiên cứu của Anil T. Ahuja [4] thì thấy như sau:
Vị trí
Anil T.Ahuja (%)
Chúng tôi (%)
Khối u nằm ở đường giữa cổ
63
80
Khối u nằm lệch đường giữa cổ
38
20
Khối u nằm lệch bên phải cổ
10
8,33
Khối u nằm lệch bên trái cổ
27,5
11,66
Khối u nằm trên xương móng
5
0
Khối u nằm dưới xương móng
83
100
Khối u nằm ngang mức xương móng
12
0
Như vậy theo như nghiên cứu của chúng tôi và các tác giả khác thì u nang giáp móng nằm chủ yếu ở dưới xương móng và ở chính giữa cổ.
Kích thước của khối u cũng theo Kelly K. Koller từ 0,6 đến 6 cm, nhưng hay gặp nhất ở khoảng 1,5 đến 3 cm. Còn theo Eugene N Myers thì kích thước của u trung bình từ 1 đến 2 cm nhưng có thể to đến 10 cm[10, 13]. Trong nghiên cứu của chúng tôi kích thước cũng khoảng từ 1,8 đến 5,6 cm với trung bình là 2,8 ± 0,4 cm.
Đường ống giáp lưỡi được kết hợp rất chặt chẽ với sự phát triển của xương móng, và thường đi qua nó. Bởi vì nó gắn với lưỡi, nằm ở trước cổ nên khi thăm khám khối u di động khi nuốt và đặc biệt di động khi thè lưỡi. Đây là dấu hiệu đặc hiệu để phân biệt khối u nang giáp móng với các loại u khác ở vùng cổ trước (do khối u dính vào xương móng nên di động khi thè lưỡi). Trong số 60 bệnh nhân của chúng tôi có tới 57 bệnh nhân di động u khi thè lưỡi.
4.2. Cận lâm sàng
4.2.1. Siêu âm vùng cổ
Siêu âm là một phương tiện cận lâm sàng được tiến hành thường quy tại bệnh viện bởi tính không độc, dễ thực hiện, giá rẻ. Siêu âm không những để xác định hình thái của khối u mà còn có tác dụng xác định tuyến giáp có ở vị trí bình thường hay không nhằm tránh cắt bỏ tuyến giáp lạc chỗ, gây suy giáp mắc phải. Qua nghiên cứu của chúng tôi ở 60 bệnh nhân, hình ảnh một khối đồng âm ở 47 bệnh nhân, 13 bệnh nhân có hình ảnh là một khối hỗn âm. Tất cả các khối đều có giới hạn rõ ràng. Chưa gặp bệnh nhân nào có hình ảnh canxi hoá ở khối u. Các khối u đều nằm ở dưới xương móng (100%), không có trường hợp nào nằm ở trên hoặc ngang mức xương móng. Đối chiếu với dịch của u trong khi mổ thấy rằng: có 47 u có dịch trong hay vàng nhớt còn 13 u có dịch hỗn hợp đặc không đều. Siêu âm còn phát hiện ra có 3 trường hợp có nhân ở tuyến giáp chiếm tỉ lệ 5%. Theo nghiên cứu của Anil T..Ahuja [4] ở 40 bệnh nhân cho thấy cấu trúc của hình ảnh siêu âm như sau: thể đồng âm chiếm 54%,  hỗn hợp chiếm 28%, nhiều vách chiếm 18%.
4.2.2. Chọc hút tế bào và mô bệnh học
Chọc hút tế bào khối u được tiến hành ở tất cả các bệnh nhân trước mổ. Tỉ lệ xác định được u nang sau chọc hút là 49/60 bệnh nhân, 11 bệnh nhân không xác định được tổn thương.
Theo các tác giả tỉ lệ của ung thư chiếm khoảng 1% ở tất cả số bệnh nhân u nang giáp móng. Cho tới năm 2004 trên Y văn mới chỉ có 250 được thông báo, kể từ ca đầu tiên được thông báo bởi Brentano năm 1911 [5, 14]. Nguồn gốc của ung thư nang giáp móng xuất phát từ hai loại tế bào: tế bào tuyến giáp từ vết tích của đường ống và tế bào vẩy của biểu mô lót nang. Chính vì sự hiếm gặp này của ung thư nang giáp móng mà khi chọc hút bằng kim nhỏ và mô bệnh học của 60 bệnh nhân đã mổ của chúng tôi đều được chẩn đoán là u nang với biểu mô nang lót thành u. Không có bệnh nhân nào có tế bào ung thư.
4.2.3. Xạ hình tuyến giáp
Cũng như siêu âm, xạ hình bằng I131 và TC99 cho ta thấy được hình ảnh của tuyến giáp có cấu trúc bình thường hay không, có nhân hay không, nhu mô tuyến giáp có nằm trong thành u nang giáp móng hay không để tránh những sai sót khi phẫu thuật cắt bỏ u nang dẫn tới suy giáp do tuyến giáp lạc chỗ. Eugene cũng cho rằng: việc làm xạ hình tuyến giáp không phải để chẩn đoán đặc hiệu u nang giáp móng mà để loại trừ trường hợp tuyến giáp lạc chỗ. Trên Y văn cũng đã đề cập đến trường hợp cắt u nang giáp móng nhưng sau đó bệnh nhân bị suy giáp vì không có tuyến giáp [10]. Qua 37 bệnh nhân được ghi xạ hình chúng tôi chưa phát hiện được trường hợp nào nhu mô tuyến giáp nằm trong u nang giáp móng. Tất cả số bệnh nhân này tuyến giáp đều bắt xạ và nằm ở vị trí bình thường.Theo nhóm nghiên cứu của Heshmati [11], tác giả đã phát hiện ra 8 trường hợp tuyến giáp lạc chỗ và 5 trường hợp có dấu hiệu suy giáp trước phẫu thuật ở bệnh nhân u nang giáp móng
4.3. Phương pháp và kết quả phẫu thuật
Phương pháp được chọn lựa để điều trị bệnh u nang giáp móng là phẫu thuật ngoại khoa. Trên thế giới cho đến nay có các kĩ thuật mổ của các tác giả khác nhau với những kết quả như sau:
-  Berereton và Symonds: phẫu thuật cắt bỏ khối u, không cắt xương móng và đường rò trên xương móng nhưng sau mổ tỉ lệ rò tái phát lên tới 38% [6].
- Hoffman và Schuter: phẫu thuật cắt bỏ khối u, cắt xương móng nhưng không cắt bỏ rộng rãi phần mềm và đường rò trên xương móng:  tỉ lệ rò tái phát là 30% [9].
- Sistrunk: tác giả mổ dọc theo đường giữa cổ, bóc tách đi vào khối u cắt bỏ khối u, phần giữa của xương móng, đường rò trên xương móng bao gồm cả một phần cơ chứa ống giáp lưỡi và được phẫu tích đến tận nền lưỡi.
Phương pháp cắt bỏ u nang giáp móng theo Sistrunk được coi là phương pháp chuẩn nhất cho đến hiện nay. Phẫu thuật dựa trên sự hiểu biết về phôi thai học, quá trình di chuyển của tuyến giáp trong thời kì phôi thai, sự tồn tại của ống giáp lưỡi cũng như hình thành và phát triển của u nang giáp móng. Phương pháp này được tác giả thực hiện từ năm 1920 và với phương pháp này tác giả đã đưa tỉ lệ tái phát sau mổ của bệnh từ 40 - 50% xuống còn từ 1,5 đến 4%[12].
Chúng tôi áp dụng phương pháp phẫu thuật của Sistrunk nhưng được cải tiến theo đường mổ ngang, đảm bảo tính thẩm mỹ và dễ dàng mở rộng phẫu trường khi cần thiết phẫu thuật thùy tuyến giáp có tổn thương phối hợp, chúng tôi có 3 bệnh nhân cắt 1 thùy tuyến giáp phối hợp.
Trong số 60 bệnh nhân được mổ tại Khoa Ngoại bệnh viện Nội tiết chỉ có 2 bệnh nhân bị rò tái phát sớm sau mổ. Một bệnh nhân 38 tuổi rò sau một tuần mổ. Bệnh nhân này được mở lại đường mổ, phát hiện ra chỉ khâu đường rò bị đứt, tiến hành khâu lại đường rò qua theo dõi đến nay chưa thấy rò tái phát.
Bệnh nhân khác 17 tuổi mổ sau khi ra viện 1 tuần bị tai nạn xe máy gẫy xương hàm dưới trái, được phẫu thuật nẹp vít xương hàm sau hai tuần thấy rò dịch keo đến khám lại. Chúng tôi nghĩ khả năng do phẫu thuật xương hàm có thể làm đứt chỉ khâu đường rò dẫn tới rò tái phát. Hiện tại bệnh nhân phải chờ tháo nẹp vít mới có khả năng phẫu thuật lại xử trí rò tái phát.
Kết quả nghiên cứu cho thấy chúng tôi áp dụng phương pháp phẫu thuật Sistrunk có cải tiến đã đem lại kết quả cao trong điều trị bệnhu nang giáp móng, tỉ lệ rò tái phát thấp (3,3%), thời gian nằm viện trung bình là 4 ngày.
Đối với vết sẹo sau mổ thì chỉ có 3 trường hợp sẹo xấu do mổ cũ ở các tuyến khác gây rò tái phát, sau mổ bệnh nhân có cảm giác chẹn tức vùng cổ còn tất cả những bệnh nhân khác sẹo liền đẹp, bệnh nhân không thấy cảm giác chẹn tức ở vùng mổ ở các thời điểm đến khám lại.
5. Kết luận
5.1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u nang giáp móng qua 60 bệnh nhân đã mổ
- Khối u nằm ở vùng cổ trước:
+ Vị trí nằm ở đường giữa cổ: 80% hoặc lệch bên phải hay trái 20%.
+ Nằm ở dưới xương móng: 100%.
+ Di động khi nuốt, khi thè lưỡi: 95%.
- Hoặc 1 lỗ rò có vị trí tương ứng như trên do u bị nhiễm trùng vỡ  hoặc đã được phẫu thuật nhưng rò tái phát.
- Dấu hiệu cận lâm sàng thường không đặc hiệu, chỉ có tính chất gợi ý đến bệnh và để phân biệt với trường hợp tuyến giáp lạc chỗ.
+ Siêu âm: khối đồng âm 78,3%, hỗn âm 21,7%.
+ Xạ hình: không có u nang nào bắt xạ.
- Chọc hút tế bào, giải phẫu bệnh lí: 100% là u nang.
5.2. Phương pháp và kết quả phẫu thuật
- Phương pháp phẫu thuật: theo phẫu thuật Sistrunk: Cắt u nang + cắt một phần trước xương móng + cắt khâu đường rò trên xương móng tới tận gốc lưỡi.
- Kết quả khỏi hoàn toàn là 96,63%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.       Đỗ Xuân Hợp (1976). Giải phẫu đại cương đầu, mặt cổ. NXB Y học.
2.       Lê Văn Lợi (2000). Phẫu thuật tai mũi họng tập 2. NXB Y học.
3.       Allard RHB(1982): “The thyroglossal duct cyst”. Head Neck Surg 5: 134 – 146.
4.       Anil T. Ahuja(1999): “Thyroglossal Duct Cysts: Sonographic Appearances in Adults”. (American Journal of Neuroradiology, 20: 579 – 582.
5.        Asaf Peretz(2004). “Thyroglossal Duct Carcinoma in Children”. Thyroid, 14(9):777- 785.
6.       Brereton RJ, Symonds E(1978): “Thyroglossal cysts in children”. Br Jsurg, 65: 507 – 508.
7.        Christine M. Glastonbury(2000). “The CT and MR Imaging Features of Carcinoma Arising in Thyroglossal Duct Remnants”. American Journal of Neuroradiology, 21: 770 – 774.
8.        Eugene N.Myers. “Thyroglossal duct cyst”. Neck: 630- 636.
9.        Hoffman MA, Schuster SR(1988): “Thyrolossal duct remnants in infants and children: Reevaluation of histo+pathology and methods for resection”. Ann Otol Rhinol Laryngol, 97: 483 – 486.
10.    Kelly K.Koeller et al(1999). “Congenital cyst masses of the neck: radiologic pathologic correlation”. Radiographic;19:121- 146.
11.     Kuauhyama Luna - Ortiz(2004). “Thyroglossal Duct Cyst With Papillary Carcinoma”. Thyroid, 14(50:363-366. 
12.     Sistrunk WEL(1920): “The surgical treatment of cysts of the thyroglossal tract”. Ann Surg, 71: 121 – 126.
Trần Ngọc Lương, Trần Xuân Bông
Khoa Ngoại – Bệnh viện Nội Tiết Trung Ương
(Theo: benhviennoitiet)

2 nhận xét:

  1. bạn ơi, cho mình xin bản full của luận văn này được không, mình rất chân thành cám ơn!

    Trả lờiXóa
  2. Em cũng làm về nang giáp - lưỡi thể lưỡi. Rất mong được tham khảo luận văn của anh. Nếu không phiền xin anh gửi cho em bản luận văn qua mail: lehoang.entresident@gmail.com. Em xin cảm ơn

    Trả lờiXóa