Tháng 2 năm 1984, Hội đồng khoa học Hoàng gia Anh đã xét phong 10 vị tướng tài của thế giới, chọn trong 98 vị từ cổ đại đến hiện đại. Chân dung 10 vị tướng được đung tượng vàng vàng và đặt trang trọng ở Viện bảo tàng lớn nhất Luân Đôn.
Việt Nam vinh dự là nước có có hai người con ưu tú, đó là Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo- Đại vương Trần Quốc Tuấn (cháu của vua Trần Thái Tông) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thời kỳ Cổ đại:
1. Alexandros Đại Đế
Alexandros Đại đế qua nét vẽ của Rembrandt
Alexandros Đại Đế ( Megas Alexandros; tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), cũng được biết đến như là Alexandros III, là vua của xứ Macedon (336–323 TCN) và được xem là một trong những nhà chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi chết; ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Tiếp sau sự thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của cha ông, Philip II xứ Macedon, (một việc Alexandros phải lặp lại hai lần vì các miền phía nam Hy Lạp nổi loạn sau khi Philip chết), Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Anatolia, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedon) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.
Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros chết, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexander sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông chết, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles.
Các chiến tích của Alexan Dros với tham vọng chinh phục châu Á:
-Năm 334 khi mới 22 tuổi chinh phục toàn bộ Hy Lạp său đó cầm đầu đạo quân 37000 quân tiến về phía đông lấy hết phần tiểu Á đến tận Jerusalem tiến vào Ai Cập, Libye. Tại Ai Cạp xây dựng thành phố Alexandrie phồn thinh nhất thời Hy Lạp
-Năm 331 đem quân vượt quaTigre, đánh bại đạo quân hùng hậu của vua Darius của Ba tư (Babilon trong Aoe, Iran ngày nay), sau đó chinh phục tất cả các thành phố vùng Trung cận đông cho đến bờ biển Ấn Độ (persian trong Aoe). Nhưng sau đó bị mất đọt ngôt khi tham vọng châu Á vẫn còn dang dở
2. Hannibal: Hy Lạp (247- 183 TCN).
Bức tượng bán thân theo kiểu La Mã của Hannibal được tìm thấy tại Capua (Bảo tang quốc gia, Naples).
Hannibal là một tướng trẻ 25 tuổi trở thành tổng chỉ huy quân Carthage ở TBN. Lúc đầu, Hannibal cho phép người Saguntum sử dụng các bến cảng rộng lớn để tránh xung đột với La Mã. Nhưng Saguntum với giúp đỡ của người đồng minh La Mã, bắt đầu chơi trò chính trị với các thành phố TBN khác. Bỏ qua những đe dọa trực tiếp từ La Mã, Hannibal tấn công và chiếm giữ Saguntum. La Mã cố gắng thu xếp vấn đề này bằng con đường ngoại giao. Họ yêu cầu Carthage cách chức Hannibal và đưa ông này đến Rome. Chiến tranh Punic lần 2 nổ ra năm 218 trước cn khi Carrthage khước từ yêu cầu này. Nhưng lần này, La Mã phải đối mặt với 1 địch thủ đáng sợ. Trong thời gian sau cuộc chiến lần 1, Carthage đã tạo ra 1 đội quân hùng mạnh. Hannibal đã đưa đội quân này đi dọc Châu Âu và tháng 9 năm 218, ông đưa quân Carthage vượt dãy Alpes bắt đầu cuộc xâm lược Italy. Dù mệt mỏi vì quãng đường vận động chiến, Hannibal vẫn ngay lập tức đập tan quân La Mã ở phía bắc Italy. Chiến thắng ngoạn mục này đã khiến nhiều chiến binh du mục Gaul gia nhập đoàn quân của Hannibal nâng tổng số quân của ông lên trên 50000. Chiến thắng của Hannibal trước người La Mã được đảm bảo bằng việc thuyết phục các đồng minh của La Mã và sát nhập nhiều thành phố vào Carthage.
Người La Mã hiểu rằng họ không thể đánh bại Hannibal. Tuyệt vọng, La Mã trao quyền cho nhà độc tài Quintus Fabius Maximuss. Fabius ra lệnh tránh chiến tranh trực diện bằng mọi giá, chỉ đánh du kích cho tới khi quân Carthage suy yếu đủ để tấn công trực diện. Nhưng khi Hannibal hành quân tới Cannae (trận Can) năm 216 trước cn, Fabius đưa 1 đội quân 80000 người ra chống lại. Đội quân này ngay lập tức bị Hannibal tiêu diệt hoàn toàn, đây là thất bại lớn nhất Rome từng trải qua. Các đồng minh phía Nam Italy của La Mã chạy sang phía Hannibal, toàn bộ Sicily trở thành đồng minh của Carthage. Thêm vào đó, vua Philip V xứ Macedon, người kiểm soát hầu hết lãnh địa Hy Lạp cũng ngả theo Hannibal và bắt đầu cuộc chiến tranh chống lại La Mã năm 215 trước cn. Tình hình gần như tuyệt vọng đối với La Mã. Fabius không còn dũng khí đối đầu với Hannibal. Hannibal đưa quân đội vòng quanh Italy mà không còn bất cứ sự chống cự nào. Tuy nhiên, Hannibal không có đủ lực lượng và trang bị để bao vây hay tấn công ồ ạt các thành phố như Rome. Tất cả những gì ông có thể làm là đi khắp các miền nông thôn Italy và tàn phá nó.
La Mã quyết định tấn công hậu phương của Hannibal. Biết rằng Hannibal phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhân lực và vật lực từ TBN, La Mã trao cho Publius Cornelius Scipio (237-183 trước cn), 1 thiên tài về chiến lược chức Thống đốc Tây Ban Nha, 1 hành động không hợp hiến vì vị tướng trẻ này chưa bao giờ là quan chấp chính. Scipio, sau này được gọi bằng cái tên Scipio Africanus vì chiến thắng của ông trước người Carthage trên đất Châu Phi, đã nhanh chóng chinh phục toàn bộ TBN. Đến lúc này, Hannibal bị mắc cạn trên đất Italy. Sau đó, Scipio đưa quân vào Châu Phi và buộc người Carthage phải đề nghị Rome 1 hiệp ước hòa bình. Một phần của hiệp ước này là Hannibal phải rời khỏi bán đảo Italy. Hannibal là 1 trong những danh tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Trong suốt cuộc chiến tranh với La Mã, ông không hề thua 1 trận nào. Dù vậy ông vẫn buộc phải rút lui. Và dù thắng trong tất cả các trận đánh, Hannibal đã thua trong cuộc chiến tranh này. Khi Hannibal quay trở lại, người Carthage lấy lại tinh thần và thêm 1 lần nữa nổi dậy chống lại La Mã. Năm 202 trước cn, Hannibal và Scipio giao chiến ở At Zama phía bắc Châu Phi và tại đây Hannibal nếm chiến bại đầu tiên. Carthage bị đưa xuống thành 1 bang độc lập. La Mã lúc này kiểm soát toàn bộ miền tây Địa Trung Hải bao gồm cả khu vực Bắc Phi.
Cuộc chiến này mang đến cho La Mã những kinh nghiệm lịch sử. Họ đã phải đối mặt với những thất bại hiển nhiên trước một địch thủ hùng mạnh và cuối cùng đã chiến thắng những kẻ thù vượt trội này. Tính cách La Mã được nhìn nhận từ cuộc chiến tuyệt vọng này đã xuyên suốt phần còn lại của lịch sử đế chế. Chiến tranh Punic lần 2 đưa La Mã từ 1 quyền lực có tính khu vực trở thành 1 đế chế trên toàn thế giới. Với việc Philip V của Macedon bắt tay với Hannibal tiến hành chiến tranh chống lại Rome, La Mã chuyển hướng chiến tranh về phía đông trước tiên xâm chiếm Macedon và sau đó là các vương quốc Hi Lạp khác. Kết quả cuối cùng của chiến tranh Punic lần 2 là sự thống trị thế giới của La Mã.
3. Xêza (César): La Mã (100- 44 TCN). Người sáng lập nền quân chủ đầu tiên ở La Mã.
Tượng bán thân của tướng Xêza (César)
Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoléon Bonaparte. Mặc dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, như trận Gergovia (trong cuộc chinh phạt xứ Gaul), Trận Dyrrhachium (trong cuộc Nội chiến), thế nhưng khả năng, mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng qua sự xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela.
Caesar chiến thắng dưới bất kỳ địa hình, thời tiết nào có thể phần lớn là nhờ vào tính kỷ luật cao của binh lính ông, khả năng điều khiển tuyệt vời, và sự trung thành của binh lính dành cho ông. Kỵ binh và bộ binh của ông là tốt nhất (của La Mã thời đó), và ông sử dụng rất nhiều các thiết bị chiến tranh của La Mã như máy bắn đá, máy bắn tên và nhiều mặt khác nữa, điều mà khiến cho lực lượng của ông trở nên cực kỳ thiện chiến, kỷ luật và di chuyển rất nhanh (một vài tài liệu chép rằng lực lượng của Caesar có thể di chuyển tới hơn 40 dặm trong vòng một ngày). Lực lượng của ông ước có khoảng hơn 40.000 bộ binh và rất nhiều kỵ binh, cùng với một số đơn vị chuyên dụng khác như là các máy móc chiến tranh, phu phục vụ. Caesar kể trong bản hối ký của ông rằng một số làng của người Gaul được xây dựng trên dốc thẳng đứng và rất vững chắc, sẽ thiệt hại rất lớn nếu muốn tấn công những khu làng kiểu này, nhưng các máy móc và kỹ sư của ông có thể đào qua các lớp đá cứng và tìm ra nguồn cung cấp nước cho các làng đó, và ông ngắt nó đi. Ngôi làng thiếu nước cung cấp, đầu hàng hầu như ngay lập tức.
Thời phong kiến:
4. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn: Việt Nam (1213- 1300). Anh hùng danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
Tượng Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.
Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:
Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ Ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:
Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.
5 . Thành Cát Tư Hãn :
Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới
thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, " nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống ".
Thành Cát Tư hãn
Bão táp bắt đầu nổi lên cùng với sự xuất hiện của Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), sau này lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm được quyền hành, Thành Cát Tư Hãn đã khởi sự chiến tranh, theo đuổi mộng bá chủ:
- 1205-1209: chinh phục nước Tây Hạ (Hsi-Hsia), tức vùng đất Tây Thục sau nàỵ
- 1211-1215: chinh phục nước Kim (Chin), vượt Vạn Lý Trường Thành, chiếm thủ đô Bắc Kinh của người Kim. Sau
này, nước Kim sát nhập vào nước Tầụ
- 1218-1219: chinh phục đế quốc Ba Tư (thời đó là Khwarezmian empire của Mohammed Shah), gồm đất Ba Tư,
Khorassan, Transoxonia, Samarkand và Afghanistan.
- 1222: Tuân lệnh của Thành Cát Tư Hãn quân Mông tiến sang Âu châu, chiếm toàn vùng Caucasus, vượt sông Don, tràn vào Crimea rồi Ukraine, hạ trại bên bờ sông Dnieper. Ông hoàng thành Kiev đưa 80 ngàn quân đánh quân Mông, nhưng đã bị Subotai và danh tướng Chepe nghiền nát. Năm 1224 danh tướng Chepe bị bệnh chết, Subotai triệt thoái trên con đường dài 4000 dặm để bắt tay với đoàn quân trung ương.
- 1226: Thành Cát Tư Hãn chọn con trai là Ogedei làm người nối nghiệp, rồi chuẩn bị đưa 180 ngàn quân đi trừng
phạt quân Hạ và Kim là hai nước đã bị quân Mông Cổ đánh bại, nay liên kết với nhau chống lại quân Mông Cổ.
- 1227: Thành Cát Tư Hãn chết. Ogedei đại hãn và Kuyuk đại hãn Ogedei và con là Kuyuk tiếp tục mộng bá chủ của cha.
- 1231: Xâm lăng Cao Ly (Korea).
- 1235-1239: Con Ogedei Khan là Godan đánh chiếm Tây Tạng.
- 1237-1238: Subotai xua 150 ngàn quân trở lại Âu châu, gieo tàn phá, chết chóc khắp vùng phía Bắc nước Nga .
- 1240: Chiếm Kiev, rồi Lithuania và Ba lan.
- Tháng 4, 1240: Subotai hạ thành Pest, tiêu diệt đạo quân của vua Bela IV nước Hung.
- Tháng 9, 1240: Ðánh tan liên minh quân Ðức, Ba lan, và dòng tu Hiệp sĩ Ðức (Teutonic Knights). Thủ lãnh của liên
minh là hoàng tử xứ Silesia bị giết cùng với hầu hết hiệp sĩ của ông.
- Cuối năm 1241, quân Mông tiến vào nước Ý, vượt qua thành Venice và Treviso, đồng thời ngược lên sông Danube, áp sát thành Vienne Giữa lúc ấy, Ogedei chết. Theo luật, các anh em của vị đại hãn quá cố phải trở về Mông Cổ để bầu chọn vị đại hãn mớị. Nhờ thế mà Âu châu thoát được họa diệt vong. Vậy mà trên đường triệt thoái, quân Mông Cổ còn đủ thì giờ để làm cỏ hai nước Bulgaria và Serbia.
- Năm 1246, con của Ogatai là Kuyuk được chọn làm đại hãn. Dưới thời ông, Ðức giáo chủ Innocent IV gửi đặc phái viên là thầy John di Piano Carpini, dòng Phanxicô, tới các thủ lãnh Mông Cổ để tìm hiểu ý đồ của họ ở Âu
châu. Mới nắm quyền được ít lâu, còn đang lưỡng lự nên trở lại chinh phục Âu châu trước hay tiến xuống phía Nam để chiếm trọn nước Trung hoa trước, thì Kuyukchết vào năm 1248. Mangu, tức Mông Kha đại hãn và em là Kublai, tức Hôt Tât Liệt đại hãn
- 1251: Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư Hãn là Mangu (còn viết là Mengke, ta gọi là Mông Kha) lên ngôi đại hãn. Mông Kha quyết định thôn tính Á châu, đặc biệt là nước Trung Hoa trước. Nước Trung Hoa thời đó chia làm Bắc Tống và Nam Tống. Mông Kha nắm quyền thống soái nhưng lại giao trọng trách cho người em kiệt xuất đó là Hốt Tất Liệt (Kublai).
- Mông Kha sai một người em khác là Hulagu trở lại thôn tính Ba Tư bao trùm khắp miền Ðông Nam Á châụ Ðồng thời khuyến khích người em họ là Batu khống chế khắp vùng Ðông Âu, toả lên Ba lan, Lithuania và Esthonia, rồi xuống Serbia và Bulgaria một lần nữa.
- 1252-1253: Hốt Tất Liệt chinh phục Vân Nam, từ đó phái một đạo quân mở cuộc xâm lăng bờ cõi nước ta lần
thứ nhất vào năm 1257.
- 1259: Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt (Kublai) lên ngôi đại hãn vào năm 1260. Lúc ấy đế quốc Mông Cổ trải rộng từ toàn vùng Hoa Bắc sang vùng Tiểu Á, từ vùng thủ đô Moscow của nước Nga xuống biển Ðen, xuống Baghdad (Iraq) và Iran ngày naỵ
- Nhận được tin Mông Kha chết, người em là Mangu đang chiếm đóng vùng Mesopotamia và Syria phải về Mông Cổ để bầu đại hãn mới. Trong khi ông vắng mặt thì, năm 1260, đạo quân của ông đã bị tướng Baibars (thuộc triều đại Mameluk cai trị Ai Cập và Syria) đánh bại trong trận Aint Jalut, gần thành Nazareth. Chiến công của Baibars có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng minh đoàn quân bách chiến bách thắng Mông cổ suốt 70 năm không phải là không thể đánh bại,dấu hiệu suy thoái đã biểu hiện và toàn Âu châu sẽ thoát nạn Mông Cổ.
- 1268-1279: Hốt Tất Liệt không nuôi ý chí chinh phục thế giới như các đại hãn tiền nhiệm, ông dốc hết khả
năng để chinh phục toàn cõi Trung Hoa trong một chiến dịch dài ngót mười năm. Năm 1263, ông rời kinh đô từ
Karakorum về Bắc Kinh. Trong trận hải chiến cuối cùng vào năm 1279 tại vịnh Quảng Ðông, Hốt Tất Liệt đã đánh bại nhà Nam Tống. Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu phải cõng vua nhảy xuống biển để cùng tử tiết, từ đó Hốt Tất Liệt cai trị toàn cõi Trung Hoa, xưng là hoàng đế, lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty). Từ đây ta gọi họ là quân Nguyên Mông.
-Dòm ngó Nhật Bản:
Hai lần vào các năm 1274 và 1281 quân. Nguyên Mông sang đánh nước Nhật. Nhưng " nhờ Trời ", cả hai lần chiến thuyền của quân Nguyên Mông đều bị bão táp đánh chìm vô số, phải quay về.
- 1292-1293: Với tay xuống mãi đảo Java (Nam Dương), nhưng không ở lại được.
- Ðặc biệt nhất là ba lần quân Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta vào các năm 1257,1284 và 1287. Cả ba lần xâm lăng đều chuốc lấy thảm bại.
Thời kỳ Cận đại:
6. Napoléon Bonaparte: Hoàng đế Pháp (1804- 1815). Sinh ngày 15/8/1769, mất ngày 5/5/1821.
Họa phẩm của Jacques-Louis David
Ông tham gia cách mạng tư sản Pháp 1789 từ một đại uý pháo binh và thân chinh đánh bại các đế quốc Anh,Áo-Phổ, Tây Ban Nha,Ý,Nga,Ai Cập... trên toàn châu Âu để lập nên đế quốc Pháp.Sau thất bại trong cuộc chinh phạt nước Nga mùa đông năm 1812, ông tuy vẫn có những chiến thắng vang dội trước liên quân Anh-Áo-Phổ-Nga-Thuỵ Điển đông hơn gấp bội nhưng mất dần quyền lực và phải thoại vị năm 1814.Một năm sau, tháng 3-1815 từ đảo Elba trên Địa Trung Hải nơi ông bị đày ra sau khi thoái vị, ông trở lại Lyon nắm lại quyền lực.3 tháng sau, Napolen thất bại trong trận Waterloo trước liên quân Anh-Hà Lan-Phổ và buộc phải thoái vị.Ông bị đày ra đảo Saint-Helena ở Đại Tây Dương và mất tại đây năm 1821.
7. Mikhain Ilariơnôvích Kutudốp (Georgi Konstantinovich Zhukov) (1745- 1813). Nguyên soái Nga, người chiến thắng Napoleon (Pháp).
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, hiếm có vị tướng nào chưa bao giờ nếm mùi thất bại, chỉ biết có chiến thắng, hết trận này đến trận khác. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh trong Thế chiến thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, chiếm bảng vàng về tài năng chỉ đạo chiến dịch,chiến lược. Những chiến tích sáng chói của ông trở thành tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.
Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков) sinh ngày 1-12-1896 trong một gia đình nghèo tại làng Strenkovka, tỉnh Kluga, con ông Konstantin Zhukov và bà Uxtina Zhukova. Tuổi nhỏ sống rất cực khổ, nhưng học rất giỏi. Năm 12 tuổi, lên Moscow làm thợ học việc trong một cửa hàng đồ da. Năm 1915, ông nhập ngũ, phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Sa hoàng, tham gia Thế chiến thứ nhất, và 2 lần được tặng Huân chương Thánh George vì lòng dũng cảm.
Sau Cách mạng tháng Mười Nga, Zhukov gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú. Ông chỉ huy đơn vị nghiêm minh, quản lý đúng phương pháp, đơn vị ông phụ trách bao giờ cũng là đơn vị tiên tiến, lập nhiều công tích xuất sắc trong thời kỳ nội chiến Nga. Năm 27 tuổi, ông giữ chức trung đoàn trưởng; đến năm 42 tuổi, đã là phó Tư lệnh đại quân khu Bélorusia.
Tháng 5-1939, quân Nhật khiêu khích vũ trang tại vùng Khangin Khon (Mông Cổ). Zhukov được cử giữ chức vụ Tư lệnh chiến trường. Trong chiến dịch này, Zhukov đã sử dụng lực lượng xe tăng, cơ giới, máy bay và hỏa pháo mạnh để phản kích quân Nhật một cách kiên quyết; mạnh dạn đánh chia cắt và bao vây tập đoàn trang bị nặng của Nhật, gây cho tổn thất nặng nề cho quân Nhật. Qua đó, lần đầu tiên Zhukov thể hiện được tài năng về mặt chỉ huy và hiệp đồng tác chiến, gây sự chú ý của vị thống soái Stalin. Năm 1940, ông được phong hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh đại quân khu Kiev. Đến đầu năm 1941, ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô.
Có thể nói Zhukov đã hội đủ mọi tố chất để trở thành một vị tướng tài ba: Giỏi quan sát và phán đoán địch tình; dự kiến tình huống phát triển một cách chính xác; biết xử trí linh hoạt, ứng phó hữu hiệu với sự thay đổi của tình hình; điều chỉnh bố trí binh lực một cách hợp lý, luôn giáng cho địch những đòn đích đáng. Ông bao giờ cũng chọn đúng điểm đột phá khẩu, biết sử dụng binh đoàn xe tăng, chia cắt và đánh vu hồi, nhanh chóng đập tan tập đoàn địch. Zhukov còn là một nhà chiến thuật tài năng, hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố địa hình và khí hậu. Trước khi nổ ra chiến dịch, bao giờ ông cũng tiến hành đo đạc địa hình, tính toán cân nhắc cẩn thận, so sánh lực lượng giữa hai bên, dựa vào sức mạnh của các quân binh chủng, nhằm bảo đảm về các mặt hàng không, pháo, công trình và thông tin. Ông không bao giờ chấp nhận một cuộc giao tranh không nắm chắc phần thắng.
Với nhận xét tinh tường, Zhukov đã nhận định rằng chiến tranh Xô-Đức là rất không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị xe bọc thép độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6-1941, khi chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã xác minh hầu hết các luận điểm của ông.
Nhận ra được sai lầm của mình, Stalin thận trọng sử dụng Zhukov vào cương vị Phó Tổng tư lệnh Tối cao, sau đó tin cậy giao trách nhiệm cho Zhukov trên những mặt trận nóng bỏng nhất. Đến lúc này, tài năng của Zhukov được bộc lộ qua hàng loạt chiến dịch lớn. Bất cứ chiến trường nào đang gặp nguy hiểm, khi Zhukov đến chỉ huy, tình thế lập tức thay đổi. Báo chí phương Tây gọi ông với biệt danh “Fireman” – “lính cứu hỏa thiện nghệ”, nhân dân Liên Xô gọi ông với cái tên “vị Nguyên soái của Chiến thắng” (Zhukov được phong hàm Nguyên soái Liên Xô năm 1943, và là vị Nguyên soái Liên Xô đầu tiên được phong trong Thế chiến thứ hai). Hàng loạt chiến dịch lớn chấn động địa cầu trên mặt trận phía Đông như Léningrad, Moscow, Stalingrad, Kursk, Berlin... đều có dấu ấn của Zhukov. Hàng loạt danh tướng nước Đức như Von Leeb, Von Bock, Von Paulus, Von Kluge, Von Manstein, Von Keitel ... phải chấp nhận thất bại trước Zhukov. Có thể nói, Zhukov là khắc tinh của quân đội Đức, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Chính Zhukov là thay mặt Hồng quân Liên Xô tiếp nhận sự đầu hàng của nước Đức.
Sau chiến tranh, uy tín của Zhukov được cả thế giới khẳng định. Chính Zhukov là người đại điện cho Stalin duyệt binh mừng chiến thắng. Tuy nhiên, ông là một vị tướng của chiến trường, không phải là một nhà chính trị. Sau khi Stalin mất, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ quốc phòng, phụ trách nghiên cứu tác dụng của vũ khí hạt nhân trong chiến tranh hiện đại. Từ 1955-1957, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi bị thất sủng, ông tập trung viết quyển hồi ký “Nhớ lại và suy nghĩ” (nguyên tác tiếng Nga: "Воспоминания и размышления", tiếng Anh: "Memories and thoughts") nổi tiếng. Quyển hồi ký này đã được xuất bản vào năm 1969. Ông qua đời năm 1974, thọ 78 tuổi.
Các danh hiệu của G.K. Zhukov
- 4 lần phong tặng Anh hùng Liên Xô (1939, 1944, 1945, 1956),
- 2 Huân chương Chiến thắng, (1944, 1945)
- 2 Huân chương Suvorov hạng I
- Huân chương Vẻ vang của Hoa Kỳ
- Huân chương Barna hạng I của Anh quốc.
và nhiều huân huy chương, danh hiệu khác...
Thời kỳ Hiện đại:
8 . Võ Nguyên (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã chỉ huy quân đội thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ, Giáo sư Sử học, Cử nhân Luật học.
“Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại”.
(Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine)
“Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại”.
(Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost)
Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân.
Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi bán đảo Đông Dương sau Hiệp định Paris (1973).
Ngày 25-8-2006, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng sinh nhật thượng thọ lần thứ 95. Ông là chính khách Việt Nam sống lâu nhất tính cho đến thời điểm này (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000, thọ 94 tuổi).
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á" , tôn vinh các nhân vật nổi tiếng làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Việt Nam)
9 . Thống chế Erwin Rommel ( 1891 - 1944 )
Thống chế Erwin Rommel năm 1942
Một vị chỉ huy quân sự được thế giới đánh giá thuộc loại xuất sắc nhất trong hàng ngũ các tướng lĩnh trong quân đội đức Quốc xã cung với Eric von Manstein và Heinz Guderian.Ông được mệnh danh là Con cáo sa mạc trong thời gian chỉ đạo quân đoàn châu Phi của Đức thời gian 1941-1943.Với số quân luôn luôn ít hơn và một lượng xe tăng đời III không quá hiện đại lúc bấy giờ của Đức, Rommel đã đập tan và đẩy lùi nhiều sư đoàn của khối liên minh Anh,Mỹ, Úc, Ấn Độ, New Zealand, Nam Phi, Rhodesia, Pháp và Ba Lan.Quân số luôn bị cắt giảm để bổ sung cho mặt trận Xô-Đức, cùng ngồn tiếp tế qua Địa Trung Hải ngày càng thưa thớt dần bởi không quân Đồng Minh, nhưng Rommel với số quân Đức ít ỏi còn lại vẫn giáng một đòn nặng nề vào quân đoàn số 2 của Mỹ tại Tunisia trước khi ông và số quân Đức còn lại buộc phải rút khỏi Bắc Phi trong bất lực khi không còn nguồn tiếp tế để tiếp tục chiến đấu.
Trở về Đức và được Hitler chỉ định lập tuyến phòng thủ tại bờ biển của Pháp nhàm ngăn chặn cuộc đổ bộ của Đồng Minh sắp xảy ra.Nhưng sai lầm của Hitler và Rundstedt về nhận định tình hình qua tin tức tình báo đã làm cho kế hoạch phòng thủ của Rommel không thành.Các đơn vị xe tăng thay vì được chia nhỏ và rải rác khắp các eo biển Pháp để chi viện, bổ sung cho nhau khi quân Đông Minh đổ bộ nhằm chặn đứng ngay lập tức đến mức có thể khi quân Đồng Minh đổ bộ và tránh thiệt hại tối đa khi bị không kích bởi không quân Đồng Minh thì lại được tụm lại theo ý của Hitler và Rundstedt ở vùng giữa eo biển Pas de Calais và Paris.Do bị nghi ngờ tham gia ám sát Hitler, ông bị Hitler bức tử bằng thuốc độc tháng 10-1944.
10 . Đại tướng Heinz Guderian(17 tháng 6 năm 1888 – 14 tháng 5 năm 1954)
Ông là một lý thuyết gia về quân sự và vị tướng nổi tiếng của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Các lực lượng xe tăng Panzer của Đức được xây dựng và phát triển dựa theo tác phẩm nổi tiếng của ông mang tên Achtung! Panzer! (tiếng Đức). Ông là chỉ huy trưởng của Quân đoàn Panzer, Lực lượng Panzer, tướng thanh tra các lực lượng thiết giáp và chỉ huy trưởng của Bộ chỉ huy tối cao (tiếng Đức: Oberkommando der Heeres, OKH). Ông được thăng hàm Đại tướng vào tháng 6 năm 1940. Mặc dầu không bao giờ trở thành một vị Thống chế, Guderian được xem là một trong các vị tướng tài ba của Thế chiến thứ hai.
Guderian được giới nghiên cứu lịch sử thế giới đánh giá không chỉ là một vị tướng xe tăng đại tài mà còn là một nhà chiến lược quân sự tài ba có tầm nhìn của thời đại. Ông chính là tác giả của cuốn sách Achtung !Panzer về học thuyết quân sự chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) với chủ trương dùng lực lượng xe tăng làm chủ đạo tiên phong để đột kích, đánh thọc sâu chia cắt làm rối loạn , hoang mang để đạp tan đội hình của đối phương sau khi bị oanh kích bởi không quân và pháo binh.Những lý thuyết như vậy ngày nay không còn gì là mới mẻ nhưng trong thời kờ những năm 30 của thế kỉ trước, việc đề ra sách lược này cùng với việc ông hối thúc Hitler và nền công nghiệp quốc phòng Đức nâng cấp và sản xuất hàng loạt những xe tăng đời III vào thời điểm thời bấy giờ là một bước tiến vượt bậc về quan điểm chiến tranh.
Guderian và von Manstein được ghi nhận là những vị chỉ huy xe tăng tài năng nhất của quân đội Đức quốc xã.Tuy vậy khi cuộc xâm lược Liên Xô nổ ra 6-1941, những quan điểm và chiến lược của hai ông trong những thời điểm quan trọng lại không được Hitler coi trọng, qua đó làm mất cơ hội chiếm được Moscow nhanh chóng và làm mất thế chủ động của quân Đức sau trận Kursk 1943.
Việt Nam vinh dự là nước có có hai người con ưu tú, đó là Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo- Đại vương Trần Quốc Tuấn (cháu của vua Trần Thái Tông) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Thời kỳ Cổ đại:
1. Alexandros Đại Đế
Alexandros Đại đế qua nét vẽ của Rembrandt
Alexandros Đại Đế ( Megas Alexandros; tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), cũng được biết đến như là Alexandros III, là vua của xứ Macedon (336–323 TCN) và được xem là một trong những nhà chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử, người đã chinh phục gần như toàn bộ thế giới mà ông biết trước khi chết; ông thường được đứng trong cùng một danh sách với Napoléon Bonaparte, Julius Caesar và Thành Cát Tư Hãn như là một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử. Tiếp sau sự thống nhất các thành bang Hy Lạp cổ đại dưới sự cai trị của cha ông, Philip II xứ Macedon, (một việc Alexandros phải lặp lại hai lần vì các miền phía nam Hy Lạp nổi loạn sau khi Philip chết), Alexandros chinh phục Đế chế Ba Tư, bao gồm cả Anatolia, Syria, Phoenicia, Gaza, Ai Cập, Bactria và Lưỡng Hà và mở rộng biên cương đế chế của ông đến xa tận Punjab. Alexandros thực hiện một chính sách hòa hợp: ông đưa cả những người ngoại quốc (không phải người Hy Lạp hay người Macedon) vào chính quyền và quân đội của mình, ông khuyến khích hôn nhân giữa quân của mình với người nước ngoài và chính ông cũng lấy vợ ngoại quốc.
Sau mười hai năm liên tục tổ chức các chiến dịch quân sự, Alexandros chết, có lẽ là do sốt rét, thương hàn, hay viêm não do virút. Những cuộc chinh phạt của ông mở đầu cho nhiều thế kỉ định cư và thống trị của người Hy Lạp trên nhiều vùng đất xa xôi, một giai đoạn được gọi là thời kỳ Hy Lạp hóa. Bản thân Alexander sống trong lịch sử và trong các truyền thuyết của các nền văn hóa Hy Lạp và không Hy Lạp. Ngay khi ông còn sống, và đặc biệt sau khi ông chết, những cuộc chinh phạt của ông đã là nguồn cảm hứng của một truyền thống văn học mà trong đó ông xuất hiện như là một anh hùng huyền thoại theo truyền thống của Achilles.
Các chiến tích của Alexan Dros với tham vọng chinh phục châu Á:
-Năm 334 khi mới 22 tuổi chinh phục toàn bộ Hy Lạp său đó cầm đầu đạo quân 37000 quân tiến về phía đông lấy hết phần tiểu Á đến tận Jerusalem tiến vào Ai Cập, Libye. Tại Ai Cạp xây dựng thành phố Alexandrie phồn thinh nhất thời Hy Lạp
-Năm 331 đem quân vượt quaTigre, đánh bại đạo quân hùng hậu của vua Darius của Ba tư (Babilon trong Aoe, Iran ngày nay), sau đó chinh phục tất cả các thành phố vùng Trung cận đông cho đến bờ biển Ấn Độ (persian trong Aoe). Nhưng sau đó bị mất đọt ngôt khi tham vọng châu Á vẫn còn dang dở
2. Hannibal: Hy Lạp (247- 183 TCN).
Bức tượng bán thân theo kiểu La Mã của Hannibal được tìm thấy tại Capua (Bảo tang quốc gia, Naples).
Hannibal là một tướng trẻ 25 tuổi trở thành tổng chỉ huy quân Carthage ở TBN. Lúc đầu, Hannibal cho phép người Saguntum sử dụng các bến cảng rộng lớn để tránh xung đột với La Mã. Nhưng Saguntum với giúp đỡ của người đồng minh La Mã, bắt đầu chơi trò chính trị với các thành phố TBN khác. Bỏ qua những đe dọa trực tiếp từ La Mã, Hannibal tấn công và chiếm giữ Saguntum. La Mã cố gắng thu xếp vấn đề này bằng con đường ngoại giao. Họ yêu cầu Carthage cách chức Hannibal và đưa ông này đến Rome. Chiến tranh Punic lần 2 nổ ra năm 218 trước cn khi Carrthage khước từ yêu cầu này. Nhưng lần này, La Mã phải đối mặt với 1 địch thủ đáng sợ. Trong thời gian sau cuộc chiến lần 1, Carthage đã tạo ra 1 đội quân hùng mạnh. Hannibal đã đưa đội quân này đi dọc Châu Âu và tháng 9 năm 218, ông đưa quân Carthage vượt dãy Alpes bắt đầu cuộc xâm lược Italy. Dù mệt mỏi vì quãng đường vận động chiến, Hannibal vẫn ngay lập tức đập tan quân La Mã ở phía bắc Italy. Chiến thắng ngoạn mục này đã khiến nhiều chiến binh du mục Gaul gia nhập đoàn quân của Hannibal nâng tổng số quân của ông lên trên 50000. Chiến thắng của Hannibal trước người La Mã được đảm bảo bằng việc thuyết phục các đồng minh của La Mã và sát nhập nhiều thành phố vào Carthage.
Người La Mã hiểu rằng họ không thể đánh bại Hannibal. Tuyệt vọng, La Mã trao quyền cho nhà độc tài Quintus Fabius Maximuss. Fabius ra lệnh tránh chiến tranh trực diện bằng mọi giá, chỉ đánh du kích cho tới khi quân Carthage suy yếu đủ để tấn công trực diện. Nhưng khi Hannibal hành quân tới Cannae (trận Can) năm 216 trước cn, Fabius đưa 1 đội quân 80000 người ra chống lại. Đội quân này ngay lập tức bị Hannibal tiêu diệt hoàn toàn, đây là thất bại lớn nhất Rome từng trải qua. Các đồng minh phía Nam Italy của La Mã chạy sang phía Hannibal, toàn bộ Sicily trở thành đồng minh của Carthage. Thêm vào đó, vua Philip V xứ Macedon, người kiểm soát hầu hết lãnh địa Hy Lạp cũng ngả theo Hannibal và bắt đầu cuộc chiến tranh chống lại La Mã năm 215 trước cn. Tình hình gần như tuyệt vọng đối với La Mã. Fabius không còn dũng khí đối đầu với Hannibal. Hannibal đưa quân đội vòng quanh Italy mà không còn bất cứ sự chống cự nào. Tuy nhiên, Hannibal không có đủ lực lượng và trang bị để bao vây hay tấn công ồ ạt các thành phố như Rome. Tất cả những gì ông có thể làm là đi khắp các miền nông thôn Italy và tàn phá nó.
La Mã quyết định tấn công hậu phương của Hannibal. Biết rằng Hannibal phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhân lực và vật lực từ TBN, La Mã trao cho Publius Cornelius Scipio (237-183 trước cn), 1 thiên tài về chiến lược chức Thống đốc Tây Ban Nha, 1 hành động không hợp hiến vì vị tướng trẻ này chưa bao giờ là quan chấp chính. Scipio, sau này được gọi bằng cái tên Scipio Africanus vì chiến thắng của ông trước người Carthage trên đất Châu Phi, đã nhanh chóng chinh phục toàn bộ TBN. Đến lúc này, Hannibal bị mắc cạn trên đất Italy. Sau đó, Scipio đưa quân vào Châu Phi và buộc người Carthage phải đề nghị Rome 1 hiệp ước hòa bình. Một phần của hiệp ước này là Hannibal phải rời khỏi bán đảo Italy. Hannibal là 1 trong những danh tướng vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới. Trong suốt cuộc chiến tranh với La Mã, ông không hề thua 1 trận nào. Dù vậy ông vẫn buộc phải rút lui. Và dù thắng trong tất cả các trận đánh, Hannibal đã thua trong cuộc chiến tranh này. Khi Hannibal quay trở lại, người Carthage lấy lại tinh thần và thêm 1 lần nữa nổi dậy chống lại La Mã. Năm 202 trước cn, Hannibal và Scipio giao chiến ở At Zama phía bắc Châu Phi và tại đây Hannibal nếm chiến bại đầu tiên. Carthage bị đưa xuống thành 1 bang độc lập. La Mã lúc này kiểm soát toàn bộ miền tây Địa Trung Hải bao gồm cả khu vực Bắc Phi.
Cuộc chiến này mang đến cho La Mã những kinh nghiệm lịch sử. Họ đã phải đối mặt với những thất bại hiển nhiên trước một địch thủ hùng mạnh và cuối cùng đã chiến thắng những kẻ thù vượt trội này. Tính cách La Mã được nhìn nhận từ cuộc chiến tuyệt vọng này đã xuyên suốt phần còn lại của lịch sử đế chế. Chiến tranh Punic lần 2 đưa La Mã từ 1 quyền lực có tính khu vực trở thành 1 đế chế trên toàn thế giới. Với việc Philip V của Macedon bắt tay với Hannibal tiến hành chiến tranh chống lại Rome, La Mã chuyển hướng chiến tranh về phía đông trước tiên xâm chiếm Macedon và sau đó là các vương quốc Hi Lạp khác. Kết quả cuối cùng của chiến tranh Punic lần 2 là sự thống trị thế giới của La Mã.
3. Xêza (César): La Mã (100- 44 TCN). Người sáng lập nền quân chủ đầu tiên ở La Mã.
Tượng bán thân của tướng Xêza (César)
Sự nghiệp quân sự rất thành công của Caesar khiến ông đuợc xếp vào ngang hàng với Alexander Đại đế, Hannibal, Thành Cát Tư Hãn và Napoléon Bonaparte. Mặc dù ông cũng đã từng thất bại lớn trong nhiều trận đánh, như trận Gergovia (trong cuộc chinh phạt xứ Gaul), Trận Dyrrhachium (trong cuộc Nội chiến), thế nhưng khả năng, mưu lược tài tình của ông vẫn ngời sáng qua sự xây đắp thành lũy ở Alesia trong cuộc chiến xứ Gaul, chiến thắng đội quân đông đảo hơn rất nhiều của Pompey ở Pharsalus, và sự tận diệt đội quân của vua Pharnaces ở Trận Zela.
Caesar chiến thắng dưới bất kỳ địa hình, thời tiết nào có thể phần lớn là nhờ vào tính kỷ luật cao của binh lính ông, khả năng điều khiển tuyệt vời, và sự trung thành của binh lính dành cho ông. Kỵ binh và bộ binh của ông là tốt nhất (của La Mã thời đó), và ông sử dụng rất nhiều các thiết bị chiến tranh của La Mã như máy bắn đá, máy bắn tên và nhiều mặt khác nữa, điều mà khiến cho lực lượng của ông trở nên cực kỳ thiện chiến, kỷ luật và di chuyển rất nhanh (một vài tài liệu chép rằng lực lượng của Caesar có thể di chuyển tới hơn 40 dặm trong vòng một ngày). Lực lượng của ông ước có khoảng hơn 40.000 bộ binh và rất nhiều kỵ binh, cùng với một số đơn vị chuyên dụng khác như là các máy móc chiến tranh, phu phục vụ. Caesar kể trong bản hối ký của ông rằng một số làng của người Gaul được xây dựng trên dốc thẳng đứng và rất vững chắc, sẽ thiệt hại rất lớn nếu muốn tấn công những khu làng kiểu này, nhưng các máy móc và kỹ sư của ông có thể đào qua các lớp đá cứng và tìm ra nguồn cung cấp nước cho các làng đó, và ông ngắt nó đi. Ngôi làng thiếu nước cung cấp, đầu hàng hầu như ngay lập tức.
Thời phong kiến:
4. Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn: Việt Nam (1213- 1300). Anh hùng danh nhân quân sự cổ kim của thế giới. Quốc Tuấn (1228-1300) là một danh nhân quân sự cổ kim của thế giới.
Tượng Trần Hưng Đạo tại bến Bạch Đằng, Thành phố Hồ Chí Minh
Ngay từ nhỏ, Trần Liễu đã kén những thầy giỏi dạy cho Quốc Tuấn, ký thác cho con hội đủ tài võ, mong trả mối thù sâu nặng năm nào.
Lớn lên Quốc Tuấn càng tỏ ra thông minh, xuất chúng, đọc rộng các sách cả văn lẫn võ. Trong đời mình Quốc Tuấn đã trải qua một lần gia biến, ba lần nạn nước. Nhưng ông lại càng tỏ ra là người hiền tài, một vị anh hùnh cứu nước. Ông luôn đặt lợi nước lên trên thù nhà, vun trồng cho khối đoàn kết giữa tông tộc họ Trần, tạo cho thế nước ở đỉnh cao muôn trượng đủ sức đè bẹp quân thù. Trong lần quân Nguyên sang xâm lược lần thứ ha, thấy rõ ngành trưởng, ngành thứ xung khắc, giữa ông và Trần Quang Khải không chung sức chung lòng thì kẻ thù có lợi chỉ có thể là quân giặc. Bởi vậy, Quốc Tuấn đã chủ động giao hảo hòa hiếu với Trần Quang Khải, tạo nên sự thống nhất ý chí của toàn bộ vương triều Trần, đảm bảo đánh thắng quân Nguyên hùng mạnh.
Chuyện kể rằng, một lần ở biển Đông, Quốc Tuấn mời Thái sư Trần Quang Khải sang thuyền mình trò chuyện chơi cờ và sai người nấu nước thơm tự mình tắm rửa cho Trần Quang Khải, vĩnh viễn xóa nỗi hiềm khích giữa hai người, đầu mối của hai chi họ Trần (Quốc Tuấn là con Trần Liễu, Quang Khải là con Trần Cảnh). Lần khác, Quốc Tuấn đem việc xích mích dò ý các con, Trần Quốc Tảng có ý kích ông nên cướp ngôi chi thứ. Ông nổi giận rút gươm toan chém chết Quốc Tảng. May nhờ các con và những người tâm phúc van xin, ông bớt giận dừng gươm nhưng bảo rằng:
Từ nay cho tới khi ta nhắm mắt, ta sẽ không nhìn mặt thằng nghịch tử, phản thần này nữa.
Trong kháng chiến, ông luôn hộ giá bên vua, tay chống gậy bịt sắt. Dư luận xì xào sợ Ông giết vua,. Ông liền bỏ luôn phần bịt sắt, chỉ chống gậy để tránh hiềm nghi, làm yên lòng quân dân.
Ba lần chống giặc, các vua Trần đều giao cho ông quyền Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) vì ông biết dùng người tài, thương yêu binh lính, do vậy tướng sĩ hết lòng tin yêu ông. Đạo quân cha con ấy trở thành đội quân bách chiến bách thắng.
Trần Quốc Tuấn là bậc tướng trụ cột của triều đình. Ông đã soạn hai bộ binh thư: Binh thư yếu lược và Vạn Kiếp Tông bí truyền thư dể răn dạy các tướng cầm quân đánh giặc. Khi giặc Nguyên lộ rõ ý đồ xâm lược, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ, truyền lệnh cho các tướng, dạy bảo họ lẽ thắng trận, tiến lui. Hịch tướng sĩ rất hùng hồn, thống thiết, khẳng định văn trương của một bậc "đại bút".
Trần Quốc Tuấn là một bậc tướng gồm đủ tài đức.
Là tướng nhân, ông thương dân thương quân, chỉ cho họ con đường sáng.
Là tướng nghĩa, ông coi việc phải hơn điều lợi.
Là tướng trí, ông biết lẽ đời sẽ dẫn tới đâu.
Là tướng dũng, ông xông pha nơi nguy hiyểm để đánh giặc, tạo những trận như Bạch Đằng oanh liệt nghìn đời.
Là tướng tín, ông bày tỏ trước cho quân lính theo ông sẽ được gì, trái lời ông thì gặp họa. Cho nên, cả 3 lần đánh giặc Nguyên, ông đều được giao trọng trách điều bát binh mã và đều lập công lớn.
Hai tháng trước khi mất, vua Anh Tông đến thăm và hỏi:
Nếu chẳng may ông mất đi, giặc phương Bắc lại sang xâm lấn thì kế sách làm sao?
ông đã trăng trối những lời tâm huyết, sâu sắc, đúng cho mọi thời đại:
- Thời bình phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách giữ nước.
Mùa thu tháng Tám, ngày 20 năm Canh Tý (1300), "Bình Bắc đại nguyên soái" Hưng Đạo đại vương qua đời. Theo lời ông dặn, thi hài ông được hỏa táng thu vào bình đồng chôn trong vườn An Lạc, gần cánh rường An Sinh, không xây lăng mộ, đất san phẳng, trồng cây như cũ. Vua gia phong cho ông tước Hưng Đạo đại vương. Triều đình lập đền thờ ông tại Vạn Kiếp, Chí Linh, phong ấp của ông lúc sinh thời.
5 . Thành Cát Tư Hãn :
Thời Trung cổ, nước Mông Cổ, xét về dân số, chỉ là một nước nhỏ, nhưng họ đã làm rung chuyển thế giới
thời đó vì họ có những thủ lãnh xuất chúng với một đạo kị binh thiện chiến giỏi cỡi ngựa, giỏi cung tên và vô cùng tàn ác, " nơi nào ngựa Mông Cổ đi qua, cây cỏ cũng hết sống ".
Thành Cát Tư hãn
Bão táp bắt đầu nổi lên cùng với sự xuất hiện của Thiết Mộc Chân (Temujin 1162-1227), sau này lấy danh hiệu là Thành Cát Tư Hãn, tức Genghis Khan. Vừa nắm được quyền hành, Thành Cát Tư Hãn đã khởi sự chiến tranh, theo đuổi mộng bá chủ:
- 1205-1209: chinh phục nước Tây Hạ (Hsi-Hsia), tức vùng đất Tây Thục sau nàỵ
- 1211-1215: chinh phục nước Kim (Chin), vượt Vạn Lý Trường Thành, chiếm thủ đô Bắc Kinh của người Kim. Sau
này, nước Kim sát nhập vào nước Tầụ
- 1218-1219: chinh phục đế quốc Ba Tư (thời đó là Khwarezmian empire của Mohammed Shah), gồm đất Ba Tư,
Khorassan, Transoxonia, Samarkand và Afghanistan.
- 1222: Tuân lệnh của Thành Cát Tư Hãn quân Mông tiến sang Âu châu, chiếm toàn vùng Caucasus, vượt sông Don, tràn vào Crimea rồi Ukraine, hạ trại bên bờ sông Dnieper. Ông hoàng thành Kiev đưa 80 ngàn quân đánh quân Mông, nhưng đã bị Subotai và danh tướng Chepe nghiền nát. Năm 1224 danh tướng Chepe bị bệnh chết, Subotai triệt thoái trên con đường dài 4000 dặm để bắt tay với đoàn quân trung ương.
- 1226: Thành Cát Tư Hãn chọn con trai là Ogedei làm người nối nghiệp, rồi chuẩn bị đưa 180 ngàn quân đi trừng
phạt quân Hạ và Kim là hai nước đã bị quân Mông Cổ đánh bại, nay liên kết với nhau chống lại quân Mông Cổ.
- 1227: Thành Cát Tư Hãn chết. Ogedei đại hãn và Kuyuk đại hãn Ogedei và con là Kuyuk tiếp tục mộng bá chủ của cha.
- 1231: Xâm lăng Cao Ly (Korea).
- 1235-1239: Con Ogedei Khan là Godan đánh chiếm Tây Tạng.
- 1237-1238: Subotai xua 150 ngàn quân trở lại Âu châu, gieo tàn phá, chết chóc khắp vùng phía Bắc nước Nga .
- 1240: Chiếm Kiev, rồi Lithuania và Ba lan.
- Tháng 4, 1240: Subotai hạ thành Pest, tiêu diệt đạo quân của vua Bela IV nước Hung.
- Tháng 9, 1240: Ðánh tan liên minh quân Ðức, Ba lan, và dòng tu Hiệp sĩ Ðức (Teutonic Knights). Thủ lãnh của liên
minh là hoàng tử xứ Silesia bị giết cùng với hầu hết hiệp sĩ của ông.
- Cuối năm 1241, quân Mông tiến vào nước Ý, vượt qua thành Venice và Treviso, đồng thời ngược lên sông Danube, áp sát thành Vienne Giữa lúc ấy, Ogedei chết. Theo luật, các anh em của vị đại hãn quá cố phải trở về Mông Cổ để bầu chọn vị đại hãn mớị. Nhờ thế mà Âu châu thoát được họa diệt vong. Vậy mà trên đường triệt thoái, quân Mông Cổ còn đủ thì giờ để làm cỏ hai nước Bulgaria và Serbia.
- Năm 1246, con của Ogatai là Kuyuk được chọn làm đại hãn. Dưới thời ông, Ðức giáo chủ Innocent IV gửi đặc phái viên là thầy John di Piano Carpini, dòng Phanxicô, tới các thủ lãnh Mông Cổ để tìm hiểu ý đồ của họ ở Âu
châu. Mới nắm quyền được ít lâu, còn đang lưỡng lự nên trở lại chinh phục Âu châu trước hay tiến xuống phía Nam để chiếm trọn nước Trung hoa trước, thì Kuyukchết vào năm 1248. Mangu, tức Mông Kha đại hãn và em là Kublai, tức Hôt Tât Liệt đại hãn
- 1251: Một người cháu nội khác của Thành Cát Tư Hãn là Mangu (còn viết là Mengke, ta gọi là Mông Kha) lên ngôi đại hãn. Mông Kha quyết định thôn tính Á châu, đặc biệt là nước Trung Hoa trước. Nước Trung Hoa thời đó chia làm Bắc Tống và Nam Tống. Mông Kha nắm quyền thống soái nhưng lại giao trọng trách cho người em kiệt xuất đó là Hốt Tất Liệt (Kublai).
- Mông Kha sai một người em khác là Hulagu trở lại thôn tính Ba Tư bao trùm khắp miền Ðông Nam Á châụ Ðồng thời khuyến khích người em họ là Batu khống chế khắp vùng Ðông Âu, toả lên Ba lan, Lithuania và Esthonia, rồi xuống Serbia và Bulgaria một lần nữa.
- 1252-1253: Hốt Tất Liệt chinh phục Vân Nam, từ đó phái một đạo quân mở cuộc xâm lăng bờ cõi nước ta lần
thứ nhất vào năm 1257.
- 1259: Mông Kha chết, Hốt Tất Liệt (Kublai) lên ngôi đại hãn vào năm 1260. Lúc ấy đế quốc Mông Cổ trải rộng từ toàn vùng Hoa Bắc sang vùng Tiểu Á, từ vùng thủ đô Moscow của nước Nga xuống biển Ðen, xuống Baghdad (Iraq) và Iran ngày naỵ
- Nhận được tin Mông Kha chết, người em là Mangu đang chiếm đóng vùng Mesopotamia và Syria phải về Mông Cổ để bầu đại hãn mới. Trong khi ông vắng mặt thì, năm 1260, đạo quân của ông đã bị tướng Baibars (thuộc triều đại Mameluk cai trị Ai Cập và Syria) đánh bại trong trận Aint Jalut, gần thành Nazareth. Chiến công của Baibars có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chứng minh đoàn quân bách chiến bách thắng Mông cổ suốt 70 năm không phải là không thể đánh bại,dấu hiệu suy thoái đã biểu hiện và toàn Âu châu sẽ thoát nạn Mông Cổ.
- 1268-1279: Hốt Tất Liệt không nuôi ý chí chinh phục thế giới như các đại hãn tiền nhiệm, ông dốc hết khả
năng để chinh phục toàn cõi Trung Hoa trong một chiến dịch dài ngót mười năm. Năm 1263, ông rời kinh đô từ
Karakorum về Bắc Kinh. Trong trận hải chiến cuối cùng vào năm 1279 tại vịnh Quảng Ðông, Hốt Tất Liệt đã đánh bại nhà Nam Tống. Thừa tướng nhà Tống là Lục Tú Phu phải cõng vua nhảy xuống biển để cùng tử tiết, từ đó Hốt Tất Liệt cai trị toàn cõi Trung Hoa, xưng là hoàng đế, lập ra nhà Nguyên (Yuan Dynasty). Từ đây ta gọi họ là quân Nguyên Mông.
-Dòm ngó Nhật Bản:
Hai lần vào các năm 1274 và 1281 quân. Nguyên Mông sang đánh nước Nhật. Nhưng " nhờ Trời ", cả hai lần chiến thuyền của quân Nguyên Mông đều bị bão táp đánh chìm vô số, phải quay về.
- 1292-1293: Với tay xuống mãi đảo Java (Nam Dương), nhưng không ở lại được.
- Ðặc biệt nhất là ba lần quân Nguyên Mông xâm phạm bờ cõi nước ta vào các năm 1257,1284 và 1287. Cả ba lần xâm lăng đều chuốc lấy thảm bại.
Thời kỳ Cận đại:
6. Napoléon Bonaparte: Hoàng đế Pháp (1804- 1815). Sinh ngày 15/8/1769, mất ngày 5/5/1821.
Họa phẩm của Jacques-Louis David
Ông tham gia cách mạng tư sản Pháp 1789 từ một đại uý pháo binh và thân chinh đánh bại các đế quốc Anh,Áo-Phổ, Tây Ban Nha,Ý,Nga,Ai Cập... trên toàn châu Âu để lập nên đế quốc Pháp.Sau thất bại trong cuộc chinh phạt nước Nga mùa đông năm 1812, ông tuy vẫn có những chiến thắng vang dội trước liên quân Anh-Áo-Phổ-Nga-Thuỵ Điển đông hơn gấp bội nhưng mất dần quyền lực và phải thoại vị năm 1814.Một năm sau, tháng 3-1815 từ đảo Elba trên Địa Trung Hải nơi ông bị đày ra sau khi thoái vị, ông trở lại Lyon nắm lại quyền lực.3 tháng sau, Napolen thất bại trong trận Waterloo trước liên quân Anh-Hà Lan-Phổ và buộc phải thoái vị.Ông bị đày ra đảo Saint-Helena ở Đại Tây Dương và mất tại đây năm 1821.
7. Mikhain Ilariơnôvích Kutudốp (Georgi Konstantinovich Zhukov) (1745- 1813). Nguyên soái Nga, người chiến thắng Napoleon (Pháp).
Trong lịch sử chiến tranh thế giới, hiếm có vị tướng nào chưa bao giờ nếm mùi thất bại, chỉ biết có chiến thắng, hết trận này đến trận khác. Trong rất nhiều tướng lĩnh nổi danh trong Thế chiến thứ hai, G.K. Zhukov được xếp đầu bảng về số lượng trận thắng nhiều và quy mô lớn, chiếm bảng vàng về tài năng chỉ đạo chiến dịch,chiến lược. Những chiến tích sáng chói của ông trở thành tài sản vô giá trong kho tàng di sản văn hoá nhân loại. Nó không những có ảnh hưởng lớn về lý luận quân sự của Liên Xô mà cũng có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển của lý luận quân sự thế giới.
Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков) sinh ngày 1-12-1896 trong một gia đình nghèo tại làng Strenkovka, tỉnh Kluga, con ông Konstantin Zhukov và bà Uxtina Zhukova. Tuổi nhỏ sống rất cực khổ, nhưng học rất giỏi. Năm 12 tuổi, lên Moscow làm thợ học việc trong một cửa hàng đồ da. Năm 1915, ông nhập ngũ, phục vụ trong một đơn vị kỵ binh Sa hoàng, tham gia Thế chiến thứ nhất, và 2 lần được tặng Huân chương Thánh George vì lòng dũng cảm.
Sau Cách mạng tháng Mười Nga, Zhukov gia nhập Hồng quân và trở thành một sĩ quan kỵ binh ưu tú. Ông chỉ huy đơn vị nghiêm minh, quản lý đúng phương pháp, đơn vị ông phụ trách bao giờ cũng là đơn vị tiên tiến, lập nhiều công tích xuất sắc trong thời kỳ nội chiến Nga. Năm 27 tuổi, ông giữ chức trung đoàn trưởng; đến năm 42 tuổi, đã là phó Tư lệnh đại quân khu Bélorusia.
Tháng 5-1939, quân Nhật khiêu khích vũ trang tại vùng Khangin Khon (Mông Cổ). Zhukov được cử giữ chức vụ Tư lệnh chiến trường. Trong chiến dịch này, Zhukov đã sử dụng lực lượng xe tăng, cơ giới, máy bay và hỏa pháo mạnh để phản kích quân Nhật một cách kiên quyết; mạnh dạn đánh chia cắt và bao vây tập đoàn trang bị nặng của Nhật, gây cho tổn thất nặng nề cho quân Nhật. Qua đó, lần đầu tiên Zhukov thể hiện được tài năng về mặt chỉ huy và hiệp đồng tác chiến, gây sự chú ý của vị thống soái Stalin. Năm 1940, ông được phong hàm Đại tướng, giữ chức Tư lệnh đại quân khu Kiev. Đến đầu năm 1941, ông giữ chức Tổng tham mưu trưởng Hồng quân Liên Xô.
Có thể nói Zhukov đã hội đủ mọi tố chất để trở thành một vị tướng tài ba: Giỏi quan sát và phán đoán địch tình; dự kiến tình huống phát triển một cách chính xác; biết xử trí linh hoạt, ứng phó hữu hiệu với sự thay đổi của tình hình; điều chỉnh bố trí binh lực một cách hợp lý, luôn giáng cho địch những đòn đích đáng. Ông bao giờ cũng chọn đúng điểm đột phá khẩu, biết sử dụng binh đoàn xe tăng, chia cắt và đánh vu hồi, nhanh chóng đập tan tập đoàn địch. Zhukov còn là một nhà chiến thuật tài năng, hiểu rõ tầm quan trọng của yếu tố địa hình và khí hậu. Trước khi nổ ra chiến dịch, bao giờ ông cũng tiến hành đo đạc địa hình, tính toán cân nhắc cẩn thận, so sánh lực lượng giữa hai bên, dựa vào sức mạnh của các quân binh chủng, nhằm bảo đảm về các mặt hàng không, pháo, công trình và thông tin. Ông không bao giờ chấp nhận một cuộc giao tranh không nắm chắc phần thắng.
Với nhận xét tinh tường, Zhukov đã nhận định rằng chiến tranh Xô-Đức là rất không thể tránh khỏi, nên về mặt xây dựng quân đội, ông đã đề xuất thành lập các đơn vị xe bọc thép độc lập để đáp ứng nhu cầu của chiến tranh. Tuy nhiên ý kiến đúng đắn của ông đã không được giới lãnh đạo Liên Xô coi trọng. Điều này chỉ được chứng thực vào tháng 6-1941, khi chiến tranh Xô-Đức nổ ra, thực tế chiến trường đã xác minh hầu hết các luận điểm của ông.
Nhận ra được sai lầm của mình, Stalin thận trọng sử dụng Zhukov vào cương vị Phó Tổng tư lệnh Tối cao, sau đó tin cậy giao trách nhiệm cho Zhukov trên những mặt trận nóng bỏng nhất. Đến lúc này, tài năng của Zhukov được bộc lộ qua hàng loạt chiến dịch lớn. Bất cứ chiến trường nào đang gặp nguy hiểm, khi Zhukov đến chỉ huy, tình thế lập tức thay đổi. Báo chí phương Tây gọi ông với biệt danh “Fireman” – “lính cứu hỏa thiện nghệ”, nhân dân Liên Xô gọi ông với cái tên “vị Nguyên soái của Chiến thắng” (Zhukov được phong hàm Nguyên soái Liên Xô năm 1943, và là vị Nguyên soái Liên Xô đầu tiên được phong trong Thế chiến thứ hai). Hàng loạt chiến dịch lớn chấn động địa cầu trên mặt trận phía Đông như Léningrad, Moscow, Stalingrad, Kursk, Berlin... đều có dấu ấn của Zhukov. Hàng loạt danh tướng nước Đức như Von Leeb, Von Bock, Von Paulus, Von Kluge, Von Manstein, Von Keitel ... phải chấp nhận thất bại trước Zhukov. Có thể nói, Zhukov là khắc tinh của quân đội Đức, một đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Chính Zhukov là thay mặt Hồng quân Liên Xô tiếp nhận sự đầu hàng của nước Đức.
Sau chiến tranh, uy tín của Zhukov được cả thế giới khẳng định. Chính Zhukov là người đại điện cho Stalin duyệt binh mừng chiến thắng. Tuy nhiên, ông là một vị tướng của chiến trường, không phải là một nhà chính trị. Sau khi Stalin mất, ông được bổ nhiệm là Thứ trưởng Bộ quốc phòng, phụ trách nghiên cứu tác dụng của vũ khí hạt nhân trong chiến tranh hiện đại. Từ 1955-1957, ông giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau khi bị thất sủng, ông tập trung viết quyển hồi ký “Nhớ lại và suy nghĩ” (nguyên tác tiếng Nga: "Воспоминания и размышления", tiếng Anh: "Memories and thoughts") nổi tiếng. Quyển hồi ký này đã được xuất bản vào năm 1969. Ông qua đời năm 1974, thọ 78 tuổi.
Các danh hiệu của G.K. Zhukov
- 4 lần phong tặng Anh hùng Liên Xô (1939, 1944, 1945, 1956),
- 2 Huân chương Chiến thắng, (1944, 1945)
- 2 Huân chương Suvorov hạng I
- Huân chương Vẻ vang của Hoa Kỳ
- Huân chương Barna hạng I của Anh quốc.
và nhiều huân huy chương, danh hiệu khác...
Thời kỳ Hiện đại:
8 . Võ Nguyên (sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911) là đại tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người đã chỉ huy quân đội thắng Pháp trong trận Điện Biên Phủ, Giáo sư Sử học, Cử nhân Luật học.
“Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại”.
(Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine)
“Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại”.
(Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost)
Là một người có tài tổ chức và kiên nhẫn, Võ Nguyên Giáp đã từng bước xây dựng Quân đội Nhân dân Việt Nam từ 34 người vào tháng 12 năm 1944 thành một đội quân với hơn một triệu người năm 1975. Là một nhà chiến lược - chiến thuật bậc thầy, ông đã lãnh đạo quân đội đó giành thắng lợi trong cả hai cuộc chiến tranh. Tên tuổi của Võ Nguyên Giáp gắn liền với một chiến thắng có ý nghĩa quốc tế của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong trận Điện Biên Phủ - lần đầu tiên quân đội của một nước thuộc địa châu Á đánh bại trên chiến trường quân đội của một cường quốc châu Âu. Với hơn 50 năm tham gia hoạt động chính trị ở cấp cao nhất, trong đó có 30 năm là Tổng tư lệnh quân đội, ông có uy tín lớn trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong quân đội và trong nhân dân, được coi là một trong những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và là Người anh cả của Quân đội Nhân dân.
Ông được cả thế giới biết đến như một trong những danh tướng của thế kỷ 20 - người đã đánh bại nhiều viên tướng quân đội Pháp trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và lần lượt đọ sức với 7 danh tướng của quân đội Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam cho tới khi Hoa Kỳ rút quân ra khỏi bán đảo Đông Dương sau Hiệp định Paris (1973).
Ngày 25-8-2006, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã mừng sinh nhật thượng thọ lần thứ 95. Ông là chính khách Việt Nam sống lâu nhất tính cho đến thời điểm này (cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng mất năm 2000, thọ 94 tuổi).
Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, Thời báo châu Á (Times Asia) đã ra số đặc biệt giới thiệu các "Anh hùng châu Á" , tôn vinh các nhân vật nổi tiếng làm thay đổi cục diện châu lục trong những thập kỷ gần đây. Những nhân vật được giới thiệu gồm Mahatma Gandhi, Jawaharlal Nehru, Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Việt Nam)
9 . Thống chế Erwin Rommel ( 1891 - 1944 )
Thống chế Erwin Rommel năm 1942
Một vị chỉ huy quân sự được thế giới đánh giá thuộc loại xuất sắc nhất trong hàng ngũ các tướng lĩnh trong quân đội đức Quốc xã cung với Eric von Manstein và Heinz Guderian.Ông được mệnh danh là Con cáo sa mạc trong thời gian chỉ đạo quân đoàn châu Phi của Đức thời gian 1941-1943.Với số quân luôn luôn ít hơn và một lượng xe tăng đời III không quá hiện đại lúc bấy giờ của Đức, Rommel đã đập tan và đẩy lùi nhiều sư đoàn của khối liên minh Anh,Mỹ, Úc, Ấn Độ, New Zealand, Nam Phi, Rhodesia, Pháp và Ba Lan.Quân số luôn bị cắt giảm để bổ sung cho mặt trận Xô-Đức, cùng ngồn tiếp tế qua Địa Trung Hải ngày càng thưa thớt dần bởi không quân Đồng Minh, nhưng Rommel với số quân Đức ít ỏi còn lại vẫn giáng một đòn nặng nề vào quân đoàn số 2 của Mỹ tại Tunisia trước khi ông và số quân Đức còn lại buộc phải rút khỏi Bắc Phi trong bất lực khi không còn nguồn tiếp tế để tiếp tục chiến đấu.
Trở về Đức và được Hitler chỉ định lập tuyến phòng thủ tại bờ biển của Pháp nhàm ngăn chặn cuộc đổ bộ của Đồng Minh sắp xảy ra.Nhưng sai lầm của Hitler và Rundstedt về nhận định tình hình qua tin tức tình báo đã làm cho kế hoạch phòng thủ của Rommel không thành.Các đơn vị xe tăng thay vì được chia nhỏ và rải rác khắp các eo biển Pháp để chi viện, bổ sung cho nhau khi quân Đông Minh đổ bộ nhằm chặn đứng ngay lập tức đến mức có thể khi quân Đồng Minh đổ bộ và tránh thiệt hại tối đa khi bị không kích bởi không quân Đồng Minh thì lại được tụm lại theo ý của Hitler và Rundstedt ở vùng giữa eo biển Pas de Calais và Paris.Do bị nghi ngờ tham gia ám sát Hitler, ông bị Hitler bức tử bằng thuốc độc tháng 10-1944.
10 . Đại tướng Heinz Guderian(17 tháng 6 năm 1888 – 14 tháng 5 năm 1954)
Ông là một lý thuyết gia về quân sự và vị tướng nổi tiếng của Đức Quốc Xã trong Thế chiến thứ hai. Các lực lượng xe tăng Panzer của Đức được xây dựng và phát triển dựa theo tác phẩm nổi tiếng của ông mang tên Achtung! Panzer! (tiếng Đức). Ông là chỉ huy trưởng của Quân đoàn Panzer, Lực lượng Panzer, tướng thanh tra các lực lượng thiết giáp và chỉ huy trưởng của Bộ chỉ huy tối cao (tiếng Đức: Oberkommando der Heeres, OKH). Ông được thăng hàm Đại tướng vào tháng 6 năm 1940. Mặc dầu không bao giờ trở thành một vị Thống chế, Guderian được xem là một trong các vị tướng tài ba của Thế chiến thứ hai.
Guderian được giới nghiên cứu lịch sử thế giới đánh giá không chỉ là một vị tướng xe tăng đại tài mà còn là một nhà chiến lược quân sự tài ba có tầm nhìn của thời đại. Ông chính là tác giả của cuốn sách Achtung !Panzer về học thuyết quân sự chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg) với chủ trương dùng lực lượng xe tăng làm chủ đạo tiên phong để đột kích, đánh thọc sâu chia cắt làm rối loạn , hoang mang để đạp tan đội hình của đối phương sau khi bị oanh kích bởi không quân và pháo binh.Những lý thuyết như vậy ngày nay không còn gì là mới mẻ nhưng trong thời kờ những năm 30 của thế kỉ trước, việc đề ra sách lược này cùng với việc ông hối thúc Hitler và nền công nghiệp quốc phòng Đức nâng cấp và sản xuất hàng loạt những xe tăng đời III vào thời điểm thời bấy giờ là một bước tiến vượt bậc về quan điểm chiến tranh.
Guderian và von Manstein được ghi nhận là những vị chỉ huy xe tăng tài năng nhất của quân đội Đức quốc xã.Tuy vậy khi cuộc xâm lược Liên Xô nổ ra 6-1941, những quan điểm và chiến lược của hai ông trong những thời điểm quan trọng lại không được Hitler coi trọng, qua đó làm mất cơ hội chiếm được Moscow nhanh chóng và làm mất thế chủ động của quân Đức sau trận Kursk 1943.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét