HỘI CHỨNG SUY THẬN

I.NHẮC LẠI CHỨC NĂNG CỦA THẬN
1.CHỨC NĂNG BÀI TIẾT MỘT SỐ CHẤT TRONG CƠ THỂ
1.1.Bài tiết một số chất như : urê, creatinin, indol, …, một số thuốc sau khi vào cơ thể cũng được loại trừ qua đường thận như : sunfamid, penicillin, vitamin B1, … . Khi nhiệm vụ này bị rối loạn, một số chất đó sẽ ứ lại ở trong máu, nhất là urê mà trong lâm sàng thường biểu hiện dưới hình thức “hội chứng urê máu cao”.
1.2.Bài tiết nước : Thận tham gia vào quá trình chuyển hoá nước để giữ thăng bằng khối lượng nước trong cơ thể ở một tỷ lệ nhất định khoảng 70% trọng lượng cơ thể. Bài tiết nước giảm đi sẽ gây phù, một triệu chứng thường gặp của bệnh thận. 1.3.Bài tiết các chất điện giải như Na+, K+, Cl-, Ca++, Mg++, …, thận tham gia quá trình chuyển hoá các chất điện giải để giữ chúng ở một tỷ lệ nhất định trong máu. Khi bài tiết các chất điện giải bị rối loạn như : Na+ đào thải ít đi sẽ ứ lại trong máu gây phù; K+ đào thải tăng lên sẽ gây nên “hội chứng giảm K+ máu” ảnh hưởng tới quá trình chuyển hoá của tế bào.
1.4.Tham gia vào vai trò điều hoà áp lực thẩm thấu thành mạch qua việc bài tiết các chất điện giải, áp lực thẩm thấu tăng sẽ gây phù.
1.5.Vai trò giữ thăng bằng acid-kiềm trong máu.

Thực hiện được các chức năng trên là nhờ 2 quá trình : quá trình lọc của cầu thận và quá trình tái hấp thu của ống thận. Khi cầu thận và ống thận bị tổn thương, các chức năng trên sẽ bị rối loạn.
2.CHỨC NĂNG NỘI TIẾT
2.1.Thận tiết hormon renin làm tăng huyết áp. Khi thận bị thiếu máu trong hẹp động mạch thận, trong xơ tiểu động mạch thận, v.v…, chất này sẽ tăng lên. Bệnh thận có quan hệ chặt chẽ với bệnh tăng huyết áp.
2.2.Thận sản xuất ra yếu tố sinh hồng cầu (erythropoietic factor) có tác dụng làm tuỷ xương hoạt động bình thường. Khi suy thận, yếu tố này giảm đi và gây hiện tượng thiếu máu.

Những rối loạn trên là những rối loạn về sinh hoá, muốn xác định phải xét nghiệm sinh hoá mới biết được, khi đã có những biểu hiện lâm sàng thì đã muộn.
3.BIỂU HIỆN LÂM SÀNG KHI CÓ RỐI LOẠN CHỨC NĂNG THẬN-TIẾT NIỆU
3.1.Những rối loạn bài tiết nước tiểu do tổn thương cầu thận và ống thận : đái nhiều, đái ít, vô niệu.
3.2.Những rối loạn bài tiết nước tiểu do viêm tắc hệ thống dẫn nước tiểu từ đài thận đến bể thận, niệu quản, bàng quang : đái khó, đái dắt, đái buốt, bí đái, đái dầm, …
3.3.Những rối loạn không ảnh hưởng đến quá trình bài tiết nước tiểu nhưng thay đổi tính chất nước tiểu như : đái mủ, đái máu, đái dưỡng chấp, …
3.4.Những rối loạn do nhiệm vụ nội tiết bị tổn thương : tăng huyết áp, thiếu máu. 3.5.Những biểu hiện do rối loạn quá trình chuyển hoá : nôn, nhức đầu, khó thở, … do urê máu cao, thay đổi thăng bằng acid-kiềm.
3.6.
Đau vùng thắt lưng và cơn đau quặn thận.
-Đau vùng thắt lưng : Người bệnh có cảm giác khó chịu, đau âm ỉ ngang vùng thắt lưng L2-L3, đau một bên hay đau cả hai bên. Khi làm việc nặng, mệt nhọc, thay đổi thời tiết thì đau nhiều hơn. Triệu chứng này chỉ có tính chất gợi ý, không có giá trị đặc hiệu.
-Cơn đau quặn thận : Đó là cơn đau bụng cấp tính, xảy ra rất đột ngột, sau một cử động mạnh, sau khi làm việc bị mệt, hay khi đang uống thuốc lợi niệu, nước suối, …
a.Triệu chứng
+Giai đoạn trước cơn đau : Thường xảy ra đột ngột, nhưng đôi khi có những triệu chứng báo hiệu trước (tiền triệu) như đau vùng ngang thắt lưng, đái khó hoặc đái ra máu.
+Giai đoạn cơn đau : Đau rất dữ dội, đau quằn quại, hướng lan của cơn đau là lan xuống dưới, xuống bìu hay bộ phận sinh dục ngoài. Các loại thuốc giảm đau thông thường không có tác dụng. Người bệnh lúc đó vã mồ hôi, mặt tái đi, lo lắng, sợ sệt, sốt, nôn mửa, có cảm giác buồn đái (ténesme vésicale). Khám thấy mạch nhanh, ấn vùng thận phía sau lưng rất đau, ấn các điểm niệu quản phía bụng rất đau. Cơn đau có thể kéo dài từ 1-2 giờ đến một ngày.
+Giai đoạn sau cơn đau : Người bệnh đi đái nhiều hoặc đái khó, có thể kèm theo đái máu hoặc đái mủ.
b.Thể lâm sàng Trên đây là cơn đau điển hình, nhưng cũng có trường hợp cơn đau quặn thận mà đau nhẹ thoáng qua, hoặc ngược lại đau rất kéo dài từ một ngày đến 2-3 ngày.
c.Chẩn đoán Dựa vào mấy đặc tính sau :
+Cơn đau đột ngột, dữ dội, lan xuống bìu và bộ phận sinh dục ngoài.
+Có đái ra máu đại thể hoặc vi thể.
+Các điểm đau vùng thận và niệu quản (+).
+Tiền sử đã có những cơn đau quặn thận.
d.Chẩn đoán phân biệt. Rất dễ nhầm cơn đau quặn thận với những cơn đau cấp tính khác :
+Bên phải hay nhầm với :
*Cơn đau quặn gan : Đau vùng hạ sườn phải, lan lên vai, sau khi đau có sốt và vàng da. Khám ấn vùng gan túi mật đau, điểm Murphy, dấu hiệu (+).
*Đau ruột thừa : Đau vùng hố chậu phải, ấn điểm Mác-Bớcnê (+); người có sốt, bạch cầu cao trong máu cùng với tăng bạch cầu đa nhân trung tính.
+Bên trái có thể nhầm với :
*Cơn đau do loét dạ dày, thủng dạ dày : Đau vùng thượng vị không lan xuống bìu. Nếu thủng dạ dày, ấn vùng thượng vị có phản ứng. Tiền sử có hội chứng loét dạ dày tá tràng.
*Viêm tuỵ tạng chảy máu, hoại tử : Đau rất dữ dội cùng thượng vị, nôn mửa, ấn vùng thượng vị và điểm sườn lưng đau. Người bệnh trong tình trạng sốc, vã mồ hôi, mặt tái, huyết áp hạ. Thử amylase trong máu rất cao.
*Cơn đau dạ dày trong bệnh Tabét : Đau dữ dội và đột ngột vùng thượng vị, mất đi cũng đột ngột, có tiền sử giang mai, thử BW (+). Hết cơn đau người bệnh khoẻ như thường.
*Tắc ruột : Đau bụng, nôn, bí ỉa, bí trung tiện. Bụng có triệu chứng rắn bò.
*Đau bụng chì : Những người bị nhiễm độc chì có thể có những cơn đau bụng, đau toàn bụng, táo bón, tăng huyết áp, chân răng có viền xanh đen. Thử máu, tỷ lệ chì tăng cao.
đ.Cơ chế
. Cơn đau thận là do hiện tượng giãn đột ngột các đài thận và bể thận gây nên. Khi chụp thận ngược dòng nếu bơm nhanh, mạnh cũng gây nên cơn đau thận nhân tạo. Đôi khi do các phản xạ thần kinh. Ví dụ nguyên nhân ở bên này nhưng lại gây cơn đau ở bên kia.
e.Nguyên nhân
.
+Sỏi thận niệu quản : Là nguyên nhân thường gặp. Có thể làm tắc ở bể thận hay niệu quản. Những sỏi nhỏ hay gây cơn đau thận hơn những sỏi to, vì sỏi nhỏ dễ di chuyển hơn. Triệu chứng thông thường của sỏi thận là : cơn đau quặn thận và đái ra máu. Chụp X quang sẽ thấy hình sỏi.
+Lao thận : Đôi khi cũng gây cơn đau thận, nhưng ít hơn. Triệu chứng chủ yếu của lao thận là đái ra máu và viêm bàng quang. Thử nước tiểu có những thay đổi bất thường, cấy nước tiểu có thể tìm được vi khuẩn lao. Chụp X quang thận tĩnh mạch, có những thay đổi điển hình.
+Ung thư thận : Cũng có thể gây cơn đau quặn thận, nhưng ít hơn. Triệu chứng chủ yếu của ung thư thận là đái ra máu. Khám thấy thận to, giãn tĩnh mạch bìu. Chụp X quang thận, thấy thận to và có những thay đổi đặc biệt ở đài thận.

II.SUY THẬN
1.ĐẶC TRƯNG CỦA SUY THẬN :
a.Khởi phát cấp tính b.Đái ít – Vô niệu c.Urê máu tăng nhanh.
Khi thăm dò chức năng tái hấp thu của ống thận (sau lọc qua cầu thận) các chất urê, glucoza, acid amin, acid uric, acid ascorbic, ion phosphat, clo, natri.
Dùng nghiệm pháp Van-Slyke để thăm dò hệ số thanh thải (clearance) của urê :
-Khi lượng nước tiểu trung bình<2ml/phút dùng hệ số thanh thải C1
-Khi lượng nước tiểu trung bình>2ml/phút dùng hệ số thanh thải C2 C = 30-40ml/phút : suy thận vừa C = 15-25ml/phút : suy thận nặng C < 10 ml/phút : suy thận rất nặng
-Khi tỷ lệ lọc urê : >75% : bình thường 50-75% : nghi ngờ có suy thận <50% : chắc chắn có suy thận <20% : suy thận, thời kỳ cuối của bệnh <5% : bệnh nhân sắp chết
d.Kali máu tăng nhanh :
-Kali máu bình thường là 203+/-6mg hoặc 4,3 +/-0,37mmol/l huyết thanh.
-Kali máu giảm khi rối loạn tiêu hoá như : nôn mửa, ỉa chảy, mất nhiều kali hoặc dùng thuốc lợi tiểu mạnh kéo dài.
-Kali máu tăng khi có vô niệu, dễ gây rung thất.
đ.Tỷ lệ tử vong cao

2.SUY THẬN THƯỜNG GẶP TRONG :
a.Sốc (huyết áp tụt) khi :
-mất nước, mất muối do :
+ỉa chảy
+nôn nhiều
+bỏng nặng
-nhiễm khuẩn nặng
-suy tim
-ép tim
-hội chứng can thận
-mất máu nặng
b.Nhiễm độc thận
-Dùng kháng sinh lâu/quá liều (gentamycin, kanamycin, tetracycline)
-Kim loại nặng (Hg, As-thạch tín)
-Thuốc cản quang để chụp X quang
-Mật cá trắm.
c.Nhiễm độc thai nghén.
d.Phản ứng quá mẫn với : penicillin, các dị nguyên khác.
đ.Nhiễm khuẩn :
-Viêm bể thận cấp
-Nhiễm Leptospira
-Nhiễm khuẩn huyết
-Nhiễm khuẩn tử cung
-Sốt rét ác tính
e.Tăng huyết áp ác tính.
g.Tắc động mạch hoặc tĩnh mạch thận
h.Viêm cầu thận cấp
i.Sỏi niệu quản hoặc Thắt nhầm niệu quản
k.U chèn ép gây tắc
l.Hội chứng gan-thận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét