Hội nghị Ung bướu nhi thế giới lần thứ 37


Vancouver, British Columbia, Canada
( 37th Congress of the International Society of Pediatric Oncology
Vancouver, British Columbia, Canada)
BS. Trần Chánh Khương
Trưởng khoa Ung Bướu nhi –  BV. Ung Bướu TP. HCM
I.       Đại cương:
Hội nghị Ung Bướu nhi thế giới lần thứ 37 là một sinh hoạt khoa học quan trọng, thường niên của Hiệp Hội Ung Bướu Nhi Quốc tế (SIOP).
Hội nghị thường được tổ chức luân phiên ở các nước hội viên như:
SIOP 2003, Oslo, Na Uy;  SIOP 2004, Cairo, Ai Cập;
SIOP 2005, Vancouver, BC, Canada.
Đơn vị tổ chức: Hiệp Hội Ung Bướu Nhi Quốc tế  SIOP International
                          Hiệp Hội Ung Bướu Nhi Canada
Thời gian: từ  20 – 24/9/2005
Địa điểm: Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế TP. Vancouver
Chủ đề:  Ung thư trẻ em: Hiện tại và Tương lai.
Ban tổ chức Hội nghị SIOP 2005 gồm:
-        GS Tim Eden, Chủ Tịch SIOP Quốc tế
-        GS Giorgio Perilongo, Tiểu Ban Khoa học SIOP
-        BS Paul Rogers, Chủ tịch Ban tổ chức địa phương TP Vancouver
Năm nay, đã có hơn 1000 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới tham dự  Hội nghị SIOP 2005, bao gồm Hội viên SIOP, không phải Hội viên SIOP, BS Ung bướu nhi, Điều dưỡng Ung bướu nhi … Số đại biểu đến từ Bắc Mỹ, Aâu Châu chiếm đa số.
II.     Sơ lược về Hiệp Hội Ung Bướu Nhi Quốc tế (SIOP International):
SIOP là một tổ chức xã hội, phi chính phủ, không vụ lợi, nhằm liên kết các BS Ung bướu nhi, Điều dưỡng Ung bướu nhi, các cá nhân có quan tâm đến bệnh ung thư trẻ em với mong ước chia sẻ kinh nghiệm để chăm sóc điều trị trẻ em không may bị ung thư được tốt hơn, hiệu quả hơn.
Hiệp hội được chính thức thành lập vào cuối thập niên 60 tại TP Zurich, Thụy Sĩ. Danh xưng đầu tiên là Société Internationale d’Oncologie Pediatrique (Hiệp Hội Ung Bướu Nhi Quốc tế).
Danh xưng tiếng Anh là International Society of Pediatric Oncology (SIOP).
Hội nghị SIOP thường niên lần đầu tiên được tổ chức tại Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha vào năm 1969. Bốn chủ đề được thảo luận là: Bướu nguyên bào thần kinh, Bướu nguyên bào thận, Lymphôm và Miễn dịch trị liệu.
 
Mục đích:
-        Trao đổi thông tin, kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị bệnh UT trẻ em.
-        Hợp tác nghiên cứu khoa học, thử nghiệm lâm sàng.
-        Hỗ trợ và giúp đỡ các quốc gia hội viên trong lĩnh vực đào tạo, chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh UT trẻ em.
      Sinh hoạt:
-        Bản tin Newsletter, Tạp chí Medical & Pediatric Oncology(2 tháng/kỳ).
-        Hội nghị SIOP hằng năm.
-        Hội nghị tập huấn Workshop chuyên đề…
Hiệp hội Ung Bướu Nhi Quốc tế đã từng bước phát triển và lớn mạnh rộng khắp thế giới trong 30 năm qua. Số Hội viên hiện nay là 1150 người…
III.   Nội dung Hội nghị SIOP 2005:
 - Có hơn 120 báo cáo trong Hội nghị trong 4 ngày, tập trung đồng thời tại 8 hội trường và khoảng 100 posters được trưng bày trong khu vực triển lãm.
 - Hội nghị đề cập đến tất cả các lĩnh vực, các dạng ung thư trẻ em:
·  Các dạng UT trẻ em thường gặp như: Bệnh Bạch cầu cấp, Lymphôm Hodgkin  và không Hodgkin, Bệnh Mô bào Langerhans, Bướu nguyên bào thần kinh, Bướu nguyên bào thận, Bướu não, Sarcôm cơ vân, Sarcôm xương, Bướu tế bào mầm…
Một số UT trẻ em ít gặp như: UT võ tuyến thượng thận, UT vòm hầu, UT tuyến giáp …
·  Các lĩnh vực: Chẩn đoán và điều trị, Ghép tủy xương, Sinh học phân tử, Chăm sóc điều dưỡng Ung bướu nhi, Hỗ trợ tâm lý xã hội trẻ em bị ung thư, Chăm sóc nâng đỡ và chống đau ở trẻ em…
   - Một số chuyên đề mới:
-        Bướu nguyên bào thần kinh: nhóm nguy cơ và hướng điều trị
-        Bệnh mô bào Langerhans: hiện tại và tương lai
-        Sarcôm cơ vân: vị trí, nhóm nguy cơ và hướng điều trị
-        Bướu WILMS’: xu hướng hiện nay
-        Bướu não: vai trò của hoá trị
-        Bướu nguyên bào gan: điều trị kết hợp hóa phẫu trị
-        Lymphôm không Hodgkin trẻ em: xu thế điều trị hiện nay.
 
IV.   Phát hiện sớm UT trẻ em:
Bảy triệu chứng cảnh báo bệnh UT trẻ em:
1.     Sốt cao kéo dài và có vết bầm hoặc chảy máu răng, mũi
2.     Trẻ xanh xao và mệt mỏi vô cớ.
3.     Có một khối u, hạch hoặc chỗ sưng bất thường
4.     Đau một khớp xương bất thường hoặc đi khập khễnh
5.     Nhức đầu tăng dần có kèm nôn ói vào buổi sáng
6.     Mắt nhìn kém bất chợt hoặc có đốm trắng ở tròng đen mắt
7.     Trẻ sụt cân, bụng to và sờ thấy bướu.
Vai trò của thông tin giáo dục sức khỏe, ý thức cảnh giác của cha mẹ, cô nuôi dạy trẻ và nhạy cảm của nhân viên y tế cơ sở, BS đa khoa, BS Nhi khoa.
V.     Một vài nhận định sau Hội nghị SIOP 2005:
* Ung thư trẻ em chiếm tỉ lệ nhỏ (1-2%), nhưng có tác động mạnh mẽ, lâu dài đến bản thân trẻ mắc bệnh UT, đến gia đình và cộng đồng xã hội.
 Hằng năm có hơn 160.000 trẻ em trên thế giới được chẩn đoán xác định mắc bệnh ung thư và 90.000 ca bị tử vong. Tần suất mắc bệnh # 120/ triệu trẻ em 0 -15 tuổi.
* Đáng tiếc, có hơn 80% trẻ em bị ung thư sống ở các nước đang phát triển nơi mà thông tin và phương tiện còn hạn chế, việc phát hiện bệnh còn chậm và có đến # 50% tử vong. (theo UICC)
* Trong 2-3 thập niên vừa qua, ngành Ung bướu nhi trên thế giới đã có nhiều tiến bộ đáng kể về nhiều mặt. Trước đây, 75% trẻ em mắc bệnh ung thư chết dần. Hiện nay, kết quả điều trị đã cải thiện rõ rệt, # 75% trẻ em ung thư đã được cứu sống.
* Phát hiện bệnh sớm, chẩn đoán đúng, kế hoạch điều trị thích hợp sẽ cải thiện kết quả điều trị UT trẻ em ngày càng tốt hơn.
            * Công tác phòng chống UT trẻ em ở các nước đang phát triển đòi hỏi:
- Quan tâm của ngành y tế, cộng đồng xã hội.
- Đầu tư trang bị phương tiện chẩn đoán và điều trị đồng bộ và đầy đủ
- Công tác huấn luyện và đào tạo nhân viên y tế chuyên ngành Ung Bướu nhi
- Thông tin và giáo dục kiến thức cơ bản về bệnh UT trẻ em
- Hợp tác KHKT liên BV, hợp tác quốc tế
* Ước mong trẻ em chẳng may bị ung thư ở nước ta sẽ được thừa hưởng những thành quả tiến bộ của ngành Ung Bướu nhi thế giới một ngày không xa ….
Một số trẻ em ung thư sẽ có cơ may khỏi bệnh …và hòa nhập cuộc sống với gia đình và cộng đồng xã hội sau chữa trị bệnh.
 
Tất cả vì trẻ em. Tất cả vì trẻ em mắc bệnh ung thư.
Ung thư trẻ em ít gặp, nhưng có nhiều cơ may trị khỏi bệnh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét