CẬP NHẬT KHUYẾN CÁO MỚI VỀ SỬ DỤNG OREZOL CỦA WHO

1. Sử dụng dd ORS nồng độ thẩm thấu thấp:
Bù nước điện giải trong tiêu chảy cấp dd Oreson thẩm thấu thấp.
Có lợi ích:
- Giảm nôn 33% khi uống ORS.
- Giảm 20% khối lượng phân bài tiết.
- Giảm thời gian tiêu chảy.
- Giảm 33% nhu cầu, chỉ định bù nước bằng đường truyền tm.
Tồn tại: hạ Na máu tạm thời.
Dung dịch bù nước và điện giải tại nhà:
- Nước.
- Gói oresol, viên hydrit.
- Các dung dịch chế biến từ ngũ cốc lương thực: nước cháo gạo (1 nắm gạo + 1 nhúm muối + 1 nhúm đường), nước súp, sữa chua, dung dịch nước vắt quả tươi, nước dừa.
- Nếu không có oresol các dung dịch trên vẫn chứa một lượng muối.
Khi nào bù nước và điện giải không có hiệu quả?
- Mất nước nặng.
- Nôn tái phát nặng.
- Chướng bụng, liệt ruột.
- Tiêu chảy nặng.
- Kém hấp thu glucose.
2. Kháng sinh được ưu tiên lựa chọn trong điều trị tiêu chảy phân máu
Cấy phân và kiểm tra độ nhạy của kháng sinh đối với các chủng vi khuẩn lỵ là cơ sở điều trị không thể tiến hành thường xuyên trên thực tế các địa phương, điều trị dựa vào kinh nghiệm và khuyến cáo.
Các kháng sinh tetraxyclin, ampicillin, cotrimoxazole, acid nalydixic đều không có hiệu lực lâu dài.
Các chủng shigella thường nhạy cảm trên in vivo với furazolidone, gentamycin, cephalosporin thế hệ đầu và amoxycillin nhưng không có hiệu quả trên lâm sàng nên không được khuyến cáo.
Ciprofloxacin có hiệu lực chống lại các vi khuẩn đường ruột lớn gấp ngàn lần so với acid nalidixic. 2/2004, tại Bangladesh, WHO đã khuyến cáo ciprofloxacin nên là kháng sinh đầu tiên để điều trị lỵ trực khuẩn kể cả ở những quốc gia mà A. Nalidixic vẫn còn hiệu quả.
Mức độ an toàn của quinolone thế hệ mới: trên thực nghiệm có gây bệnh khớp ở động vật nhỏ, nhưng thực tế sử dụng trong 30 năm qua để điều trị nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ nhỏ, thương hàn không thấy có báo cáo nào về biến chứng bệnh khớp.
Liều: 30mg/kg chia 2, trong 3 ngày.
3. Bổ sung kẽm trong điều trị và phòng bệnh tiêu chảy cấp
WHO và UNICEFF khuyến cáo: cần bổ sung 20mg kẽm mỗi ngày với trẻ trên 6 tháng tuổi, 10mg kẽm mỗi ngày với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi trong 10 – 14 ngày.
Kẽm làm giảm thời gian và mức độ nặng của tiêu chảy, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy 2 – 3 tháng sau đó.
:roll:
NGUỒN:NOITRUNHIHUE.COM

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét